Chủ Nhật, 25/11/2012 08:52

Chân dung lãnh đạo Chứng khoán SBS qua các thời kỳ

Mặc dù nắm quyền điều hành một công ty hàng ngàn tỷ đồng vốn điều lệ nhưng ban lãnh đạo tiền nhiệm của SBS vẫn nắm một lượng rất nhỏ cổ phiếu này. Trong các mùa đại hội đồng cổ đông đã qua, rất nhiều nhà đầu tư đã chất vấn và băn khoăn về trách nhiệm của ban lãnh đạo sẽ như thế nào khi lượng cổ phiếu họ nắm giữ thuộc hàng khiêm tốn.

Rời Unilever, “sếp” Nam về đầu quân cho SBS

Sau nhiều năm gắn bó với Công ty Unilever, ông Nguyễn Hồ Nam - tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng (đại học Monash, Úc) về đầu quân cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank – STB) khi ngân hàng này có ý tưởng thành lập công ty chứng khoán.

Ông Nam đã chính thức giữ chức Tổng giám đốc SBS từ cuối tháng 9/2006, ngay khi Công ty TNHH MTV Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) được thành lập. Công ty có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, trực thuộc Sacombank.

Cùng với ông Nam, ông Mạc Hữu Danh - Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (UBI, Bỉ) – cũng được Ngân hàng mẹ Sacombank cử về công tác tại SBS với chức vụ Phó Tổng giám đốc.

Thuở ban đầu, SBS chưa có Kế toán trưởng, mọi chứng từ, sổ sách kế toán đều do ông Nguyễn Nghĩa đảm nhận với vai trò Giám đốc Tài chính.

Một năm sau khi thành lập (2007), SBS đã bổ sung thêm bà Thiều Minh Anh Thư giữ vị trí Kế toán trưởng. Đặc biệt, ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch HĐQT Sacombank cũng kiêm thêm chức Chủ tịch tại SBS.

Cơ cấu ban lãnh đạo vào cuối năm 2007

Cuối 2008, Ban giám đốc của SBS đón nhận thêm hai thành viên gia nhập “Phó tổng” gồm ông Nguyễn Thanh Phong và ông Đinh Hoài Châu.

Ngoài ra, bà Thiều Minh Anh Thư giữ vị trí Kế Toán trưởng không lâu thì rời vị trí này để nhường cho bà Nguyễn Bích Thủy.

Cơ cấu Ban lãnh đạo vào cuối năm 2008

Niêm yết: Lãnh đạo SBS nắm cổ phiếu khiêm tốn

Đến tháng 1/2010, SBS chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 1,100 tỷ đồng. Ra mắt lãnh đạo nhiệm kỳ 1, ông Nguyễn Hồ Nam được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Thanh Hùng làm Tổng Giám đốc công ty.

Trong đợt cổ phần hoá này, Ngân hàng mẹ Sacombank đã dành 8.8% vốn đang sở hữu của mình để chào bán cho các cán bộ chủ chốt.

Sau cổ phần hóa, có thể thấy các nhân vật chủ chốt của công ty dường như không mặn mà đến việc sở hữu cổ phiếu SBS. Theo cơ cấu cổ đông chốt ngày 14/04/2010, toàn bộ HĐQT và BGĐ nắm giữ rất ít cổ phiếu tại SBS. Ông Nguyễn Hồ Nam mặc dù nắm giữ nhiều cổ phần SBS nhất trong HĐQT và Ban giám đốc, nhưng cũng chỉ chiếm 0.27% (300,000 cp).

Cơ cấu sở hữu của HĐQT và Ban giám đốc tại ngày 14/04/2010

Những ngày đầu tháng 7/2010, nhằm tăng cường huy động vốn, SBS đã đưa 110 triệu cổ phiếu niêm yết trên Sở GDCK TPHCM với giá tham chiếu 38,000 đồng/cp. Sau niêm yết, danh sách HĐQT và Ban giám đốc không có gì thay đổi so với trước.

Trong năm 2010, cơ cấu HĐQT tiếp tục giữ ổn định. Riêng ban giám đốc có sự thay đổi lớn: các ông Mạc Hữu Danh, Nguyễn Thanh Phong, Đinh Hoài Châu từ nhiệm Phó Tổng.

Cũng trong năm 2010, SBS còn phát hành 13.81 triệu cp để chào bán cho cổ đông hiện hữu (trừ Ngân hàng mẹ Sacombank) với giá 15,000 đồng/cp. Kết thúc đợt chào bán vào ngày 08/12/2010, vốn điều lệ SBS theo đó tăng lên 1,266.6 tỷ đồng.

Mặc dù được ưu tiên trong đợt này, nhưng có thể thấy các lãnh đạo của SBS đều không hào hứng khi nhiều người trong số họ lại bán ra các quyền mua này. Đơn cử như Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Hùng bán 175,000 quyền mua, Phó Chủ tịch Mạc Hữu Danh đã bán 175,000 quyền mua, Kế toán trưởng Nguyễn Bích Thủy cũng bán 37,450 quyền mua.

SBS báo lỗ, lãnh đạo mua nhỏ giọt để “trấn an”?

Bước sang năm 2011, hoạt động kinh doanh của SBS tiếp tục suy yếu. Ngoại trừ quý đầu năm có lãi khoảng 6 tỷ đồng, 3 quý tiếp theo đều lỗ. Đến hết năm này, con số lỗ của công ty lên tới 788 tỷ đồng.

Có vẻ như để trấn an nhà đầu tư và các cổ đông, vào khoảng giữa năm 2011, khi lần đầu tiên SBS lỗ thì hàng loạt nhân sự chủ chốt của công ty mua vào cổ phiếu. Cụ thể, trong năm 2011, ông Nguyễn Hồ Nam đã 2 lần thay đổi tỷ lệ sở hữu tại SBS. Vào ngày 30/06/2011, ông Nam đã mua vào 36,380 cp và đến ngày 31/07/2011, tức chỉ một tháng sau đó, ông Nam tiếp tục mua thêm 10,000 cp; tăng sở hữu lên 446,380 cp (0.34%).

Cùng thời gian trên, ông Mạc Hữu Danh gom vào 22,000 cp và sau đó là 47,000 cp, tăng nắm giữ lên 244,000 đơn vị (0.19%). Tương tự, các ông như Đinh Hoài Châu, Nguyễn Huy Cường, Ngô Quảng Phú cũng tiến hành gom thêm cổ phiếu SBS trong thời gian này.

Song nếu so với số lượng đăng ký, thì lượng cổ phiếu mua vào của họ không thấm vào đâu.

Giao dịch “nhỏ giọt” của lãnh đạo SBS từ tháng 6 đến tháng 7/2011

Cuối năm 2011, Ban giám đốc của SBS có sự chuyển biến. Theo đó, bà Nguyễn Thị Bình - Thành viên HĐQT - được bổ nhiệm làm Giám đốc Điều hành, bà Phùng Ngọc Kim giữ chức Giám đốc Pháp lý, còn ông Hoàng Mạnh Tiến là Giám đốc Giám sát của công ty.

Đồng thời, bà Hoàng Thị Minh Châu sẽ thay bà Nguyễn Bích Thủy làm kế toán trưởng công ty.

Ban lãnh đạo tiền nhiệm “thoát hàng”

Cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2012, thị trường chứng kiến sự rút lui hàng loạt của Ban lãnh đạo. Chỉ trong thời gian từ 30/03/2012 đến 05/04/2012, 5 lãnh đạo cấp cao của SBS gồm ông Nguyễn Hồ Nam, ông Nguyễn Thanh Hùng, ông Mạc Hữu Danh, ông Đinh Hoài Châu và bà Hoàng Thị Minh Châu bán tổng cộng hơn 800,000 cp.

Giao dịch cổ phiếu của ban lãnh đạo SBS từ 30/03 đến 05/04/2012

Đến cuối tháng 6 thì cả Chủ tịch Nguyễn Hồ Nam, Phó Chủ tịch Đinh Hoài Châu, Tổng giám đốc Nguyễn Thanh Hùng và cả Kế toán trưởng Hoàng Thị Minh Châu đều không còn sở hữu cổ phiếu SBS.

Khoảng thời gian này, “số phận” của SBS cũng gắn liền với cuộc chuyển giao quyền lực tại Ngân hàng Sacombank. 4 Thành viên HĐQT của SBS đồng loạt từ nhiệm gồm ông Nguyễn Hồ Nam, ông Đinh Hoài Châu, ông Trần Thanh Hải và bà Nguyễn Thị Bình.

Đại hội đã tín nhiệm bầu ông Kiều Hữu Dũng, ông Phạm Nhật Vinh, ông Võ Duy Đạo, bà Nguyễn Hải Tâm và ông Hoàng Mạnh Tiến vào Thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới. Riêng ông Kiều Hữu Dũng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Các tổ chức ngân hàng hiện đang giữ chức vụ Thành viên HĐQT độc lập của Sacombank đã trúng cử vào Chủ tịch HĐQT của SBS.

Song song đó, ông Võ Duy Đạo trúng cử Tổng giám đốc SBS, ông Mạc Hữu Danh, hiện là Thành viên HĐQT kiêm thêm chức Phó Tổng giám đốc công ty.

Có thể thấy xuyên suốt 6 năm qua, cơ cấu Hội đồng quản trị SBS khá ổn định. Song câu chuyện về trách nhiệm của ban lãnh đạo đối với công ty hẳn sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn nữa trước những vụ lình xình thời gian qua tại SBS.

Bội Mẫn (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   FPT: CEO Trương Đình Anh sẽ làm việc trở lại vào ngày 17/09 (30/08/2012)

>   CLG bổ nhiệm 2 Phó Tổng giám đốc (30/08/2012)

>   HBBS thay Chủ tịch và Tổng Giám đốc (30/08/2012)

>   HHL: Thành viên BKS Hoàng Mạnh Tường từ nhiệm (30/08/2012)

>   THG: Ông Trần Văn Quang không công bố thông tin trước khi giao dịch. (30/08/2012)

>   NHW: Giám đốc kinh doanh nghỉ việc từ 11/08 (30/08/2012)

>   SED: Tổng Giám đốc Phạm Văn Hồng có chân trong HĐQT (30/08/2012)

>   SHS: Ông Nguyễn Văn Lê rời chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT (29/08/2012)

>   ACB: Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Giá đã về nước (29/08/2012)

>   CMX: Chủ tịch HĐQT Lê Minh Hiệu từ nhiệm (28/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật