Thứ Ba, 06/11/2012 20:10

Ấn tượng kết quả kinh doanh quý 3/2012 của ngân hàng niêm yết qua con số

Kết quả kinh doanh của nhóm các ngân hàng niêm yết trong quý 3/2012 có sự đảo chiều mạnh so với những con số tốt đẹp thường được ca ngợi trong những kỳ trước. Những khoản lỗ ngàn tỷ từ kinh doanh vàng dần xuất hiện, lợi nhuận trong kỳ âm, dự phòng rủi ro khủng...

Bảng kết quả kinh doanh quý 3/2012 của các ngân hàng niêm yết
ĐVT: tỷ đồng

(*) BID: Ngân hàng BIDV đã được chấp thuận niêm yết trên HOSE

Trên 3,000 tỷ - Nợ có khả năng mất vốn “khủng” của BIDV và VCB

Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 30/09/2012 cao nhất là Vietcombank (VCB)chiếm 3.21%, bỏ xa các ngân hàng còn lại. Cùng với BID, nợ có khả năng mất vốn của hai “ông lớn” này ghi nhận con số khủng 3,212 tỷ và 3,984 tỷ đồng.

Ngân hàng Quân đội (MBB) và Sacombank (STB) trở thành điểm sáng khi tỷ lệ nợ xấu chỉ dưới 2%, nợ có khả năng mất vốn cũng thấp nhất trong các nhà băng niêm yết.

Bảng nợ xấu của các ngân hàng niêm yết tại 30/09/2012

2, 414 tỷ - Ngôi vương lợi nhuận của CTG

Xét về lợi nhuận, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (HOSE: CTG) nổi bật với khoản lãi ròng 2,414 tỷ đồng, dẫn đầu trong số các ngân hàng trên và vượt tổng lãi ròng của tất cả ngân hàng trên sàn đã công bố.

Mặc dù chi phí hoạt động cũng lớn nhất nhưng nhờ thu nhập lãi thuần vượt trội so với các ngân hàng khác đạt 4,566 tỷ đồng đã giúp CTG đạt được kết quả ấn tượng so với các ngân hàng khác.

Lãi ròng quý 3/2012 so với quý 3/2011
ĐVT: tỷ đồng

Không chỉ dẫn đầu về lãi ròng quý 3/2012, luỹ kế 9 tháng đầu năm CTG cũng đứng vị trí “Số 1” với lãi ròng 4,556 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

200 tỷ - Khập khiễng vốn 23 ngàn tỷ, lãi chưa đến 200 tỷ của BIDV

Quý 3 vừa rồi cũng khiến nhiều nhà đầu tư kinh ngạc khi lãi ròng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (HOSE: BID) chỉ vỏn vẹn 196 tỷ đồng so với con số vốn điều lệ khổng lồ 23,000 tỷ đồng.

Trong khi thu nhập từ lãi của BID đạt gần 2,701 tỷ đồng, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng tín dụng đã ngốn hết lần lượt 1,423 tỷ và 1,655 tỷ đồng. BID cũng là ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất trong số các ngân hàng trên.

Vốn điều lệ tại thời điểm 30/09/2012
ĐVT: tỷ đồng

Tổng tài sản tại thời điểm 30/09/2012
ĐVT: tỷ đồng

Lãi ròng quý 3/2012 của các ngân hàng niêm yết
ĐVT: tỷ đồng

Nếu so sánh với hai ngân hàng cũng có vốn điều lệ trên 20 ngàn tỷ, tổng tài sản trên 400 ngàn tỷ là CTG và VCB thì con số lợi nhuận mà BID có được thật khập khiễng.

-1,144 tỷ - ACB và nỗi đau mang tên “Vàng”

Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) là ngân hàng duy nhất báo lỗ trong số các ngân hàng niêm yết đã công bố kết quả do hệ lụy từ hoạt động kinh doanh vàng để lại. Trong khi hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng là tín dụng mang về khoản thu nhập lãi thuần 1,608 tỷ đồng thì khoản lỗ lừ việc kinh doanh vàng và ngoại hối đã lên đến 1,144 tỷ đồng.

Đóng góp thêm vào khoản lỗ của ngân hàng là hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán âm hơn 38 tỷ đồng. Với hoạt động trên, trong kỳ, ACB bất ngờ báo lỗ 496 tỷ đồng. Đây thực sự là một cú sốc của ACB sau hàng loạt các vụ bắt bớ liên quan đến ngân hàng này.

Thu nhập thuần từ kinh doanh vàng và ngoại hối các ngân hàng quý 3/2012
ĐVT: tỷ đồng

Ngân hàng này cho biết, tùy thuộc vào giá vàng trong tương lai, số lỗ có thể tiếp tục phát sinh trong quý 4/2012. Theo ước tính của VCBS, nếu ACB vẫn phải mua vàng trong nước quý 4, giả sử mức chênh lệch trong nước và thế giới là 2 triệu đồng một lượng, ngân hàng này có nguy cơ chịu lỗ thêm 200 tỷ đồng.

Các ngân hàng còn lại đều có lãi từ hoạt động này, trong đó khoản lãi từ hoạt động này cao nhất là VCB với gần 326 tỷ đồng.

14% - Tỷ lệ giảm tiền gửi mạnh nhất thuộc về ACB

Do sự cố về các vụ bắt bớ liên quan đến ngân hàng ACB nên lượng tiền gửi của khách hàng tại 30/09/2012 giảm mạnh 14% xuống còn 123,025 tỷ đồng so với đầu năm.

BID là ngân hàng có lượng tiền gửi huy động từ khách hàng cao nhất với 294,123 tỷ đồng.

Đạt tỷ lệ tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng lớn nhất là STB với 30%. Tiền gửi của khách hàng tính đến 30/09/2012 của ngân hàng này đạt 97,191 tỷ đồng.

Tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng
ĐVT: tỷ đồng

10.7% - Đỉnh cao tăng trưởng cho vay của MBB

Tại thời điểm 30/09/2012, các ngân hàng niêm yết đều ghi nhận tăng trưởng cho vay dương. Đặc biệt, đạt tỷ lệ tăng trưởng cho vay khách hàng cao nhất là MBB với 10.7%.

Xét về giá trị tuyệt đối, BID đang dẫn đầu về lượng cho vay khi đạt 332,914 tỷ đồng.

Tăng trưởng cho vay của các ngân hàng 9T/2012
ĐVT: tỷ đồng

Đan Thanh (Vietstock)

FFN

-------------------

* Theo số liệu báo cáo tài chính chưa hợp nhất quý 3/2012 của các ngân hàng

Các tin tức khác

>   SAV: BCTC CT mẹ Q3.2012 (06/11/2012)

>   NSC: Lãi 9 tháng đạt 86% kế hoạch, EPS 7,589 đồng (07/11/2012)

>   POM: Quý 3 lỗ đậm, 9 tháng chỉ đạt 2% kế hoạch (06/11/2012)

>   SMA: Đầu tư Titan đăng ký bán 150,000 cp (06/11/2012)

>   HAP mua Xí nghiệp sản xuất giấy tại Yên Bái (06/11/2012)

>   Gần 1.000 chỉ vàng “bốc hơi” tại Xí nghiệp Nữ trang PNJ (06/11/2012)

>   SJC: Lợi nhuận 9 tháng giảm 45% (06/11/2012)

>   TMC đặt kế hoạch lãi trước thuế 29 tỷ năm 2013 (06/11/2012)

>   TPP: Lãi ròng 9 tháng gần 6 tỷ đồng (07/11/2012)

>   DIG: Quý 3 công ty mẹ lãi vỏn vẹn 2.5 tỷ, bằng 3% cùng kỳ (07/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật