Thứ Năm, 29/11/2012 20:15

5 thị trường chứng khoán "nóng" nhất thế giới 2012

Thị trường chứng khoán của các quốc gia mới nổi nhỏ như Nigeria và Ai Cập tỏa sáng trong năm nay.

* Citigroup dự báo giá 17 hàng hóa quan trọng nhất thế giới năm 2013

Miếng bánh thuộc về các thị trường mới nổi nhỏ

Trong số các TTCK đã đạt được kết quả khả quan trong năm nay thì mức tăng trưởng ấn tượng nhất thế giới thuộc về các thị trường nhỏ, mới nổi.

Chuyên viên phân tích quỹ đầu tư cấp cao Bill Rocco của Morningstar cho biết: “Các thị trường bứt phá ngoạn mục nhất thuộc về những quốc gia chịu ảnh hưởng ít nhất bởi các sự kiện bên ngoài. Trong khi đó, các thông tin kinh tế và chính trị trong nước lại tương đối tốt”.

Chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ là một điểm sáng tại châu Âu trong bối cảnh khu vực này đang chìm trong cuộc khủng hoảng nợ kéo dài 3 năm qua. Trong khi đó, Ai Cập vẫn đang phục hồi từ làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ tại các quốc gia ở thế giới Ả-rập (Mùa xuân Ả-rập).

Trong khi khối lượng và thanh khoản của hầu hết các thị trường có mức tăng trưởng mạnh nhất vẫn còn thấp nhưng các thị trường này lại thu hút được sự chú ý tích cực từ các nhà đầu tư, công ty quản lý quỹ và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.

Dựa trên số liệu chốt ngày 14/11 của Morningstar, CNN Money đã liệt kê danh sách 5 TTCK có mức sinh lời tốt nhất từ đầu năm đến nay và động lực giúp các thị trường này tỏa sáng.

5. Nigeria

Mức tăng từ đầu năm đến nay: 31%

Nền kinh tế lớn thứ hai của Nam Phi tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chóng mặt trong năm nay với GDP mỗi quý trong năm 2012 là 6%.

Lực đẩy gần đây nhất cho thị trường là việc Standard & Poor's (S&P) và Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm của Nigeria lên ngang bằng với xếp hạng của Fitch dành cho quốc gia này, tức lên mức thấp hơn 3 bậc so với cấp độ đầu tư. Nguyên nhân mà hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới này đưa ra là hệ thống tài chính ngày càng ổn định của Nigeria cũng như cam kết cải cách lĩnh vực điện lực và ngân hàng của nước này.

Trên thực tế, ngân hàng là nhóm cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn chứng khoán Nigeria. Điển hình, cổ phiếu First Bank of Nigeria đã nhảy vọt 70% trong năm nay trong khi cổ phiếu Zenith Bank và Guaranty Trust Bank đều tăng mạnh khoảng 40%.

Nigeria đang bắt đầu thu hút sự chú ý của nhà đầu tư nước ngoài và giới phân tích dự báo sự chú ý này sẽ ngày càng tăng cao khi mới đây nước này lọt vào chỉ số trái phiếu thị trường mới nổi của Barclays và JPMorgan.

Larry Seruma, Giám đốc điều hành của Nile Capital Management nhận định: “Các sự kiện này sẽ thúc đẩy dòng vốn đổ vào Nigeria”. Được biết, hiện ông Seruma đang quản lý Nile Pan Africa Fund, quỹ tương hỗ duy nhất của Mỹ chuyên đầu tư vào châu Phi và hiện Nigeria chiếm 40% tỷ trọng đầu tư của quỹ.

4. Pakistan

Mức tăng từ đầu năm đến nay: 33%

Chỉ số chính của sàn chứng khoán Karachi đã tăng vọt lên các mức cao lịch sử trong năm nay với khối lượng cao chủ yếu nhờ vào chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Trung ương Pakistan.

Giám đốc Nghiên cứu Naveed Vakil của AKD Securities cho biết, thông qua một loạt động thái, NHTW Pakistan đã cắt giảm lãi suất cơ bản xuống 10% từ mức 12% vào đầu năm nhờ lạm phát thấp hơn dự báo.

Trong bối cảnh lạm phát vẫn đang trong xu hướng giảm, các nhà phân tích dự báo NHTW Pakistan sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất và cuối cùng sẽ hạ lãi suất cơ bản xuống mức một con số. Và điều đó sẽ thúc đẩy TTCK nước này tăng cao hơn nữa.

Ông Vakil cho biết chi tiêu tiêu dùng tăng vọt cũng là một động lực lớn đối với đà phục hồi của TTCK Pakistan.

Thu thập của khu vực nông thôn đã gia tăng đáng kể nhờ lượng kiều hối lớn hơn và giá cả ổn định của một số hàng hóa mềm như bông. Trên thực tế, lượng kiều hối do các công nhân Pakistan gửi về đạt kỷ lục 1.4 tỷ USD trong tháng qua, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chi tiêu gia tăng đã tác động đặc biệt tích cực đến các doanh nghiệp như Bestway Cement khi công ty này được hưởng lợi từ sự cải thiện của hoạt động xây dựng nhà. Tương tự, Engro Foods Limited cũng nhận được lực đẩy rất lớn khi người dân chi tiêu nhiều hơn vào thực phẩm.

3. Thổ Nhĩ Kỹ

Mức tăng từ đầu năm đến nay: 43%

Tuy Thổ Nhĩ Kỹ và Hy Lạp có thể chia sẻ biên giới nhưng hai nền kinh tế này lại không thể tách rời. Trong khi hầu hết các quốc gia tại châu Âu đều quay cuồng trong khủng hoảng nợ thì Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một điểm sáng đầu tư.

Dù tăng trưởng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã chậm lại nhưng nước này đã tránh rơi vào suy thoái như các quốc gia láng giềng khác nhờ hoạt động xuất khẩu khả quan. Tăng trưởng GDP được dự báo sẽ cải thiện trong vòng hai năm tới và tỷ lệ thất nghiệp hiện đứng ở mức thấp 11 năm.

Đầu tháng này, Fitch nâng xếp hạng tín nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ lên mức đầu tư lần đầu tiên trong hai thập kỷ và động thái này đã đẩy chỉ số chính của sàn chứng khoán Istanbul lên các mức cao kỷ lục.

Tuy nhiên, Moody’s lại duy trì xếp hạng tín nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ ở mức “rác” trong lần đánh giá gần đây nhất. Tổ chức này cho rằng dù tình hình tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ đã cải thiện nhưng nước này vẫn đối mặt với rủi ro cấp vốn trong ngắn hạn và nỗ lực tái cân bằng nền kinh tế của Chính phủ cần phải có thời gian để phát huy hiệu quả.

2. Ai Cập

Mức tăng từ đầu năm đến nay: 55%

 

TTCK Ai Cập đã đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ trong năm nay sau sau khi lao dốc hơn 50% trong năm 2011 do căng thẳng chính trị sau cuộc cách mạng Mùa xuân Ả-rập.

Thị trường đặc biệt bật mạnh trong tháng 6 vừa qua khi ông Mohamed Mursi, ứng cử viên của Tổ chức Anh em Hồi giáo, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tự do đầu tiên của nước này.

Tuy nhiên, tình hình chính trị tại Ai Cập vẫn còn mờ mịt. Hiện vẫn chưa rõ liệu Chính phủ mới của Ai Cập có thực thi Luật Sharia và nước này đóng vai trò như thế nào trong cuộc xung đột tại Trung Đông, nhận định của ông Larry Seruma, Giám đốc điều hành Nile Capital Management.

Ông cho biết thêm: “Tình hình chính trị Ai Cập vẫn còn bất ổn và sẽ khiến nhà đầu tư căng thẳng về quy mô của khoản đầu tư vào quốc gia này”.

1. Venezuela

Mức tăng từ đầu năm đến nay: 219%

 

Sàn chứng khoán Caracas đã gây ấn tượng mạnh bằng đợt phục hồi ngoạn mục trong năm nay khi giá trị chỉ số chính tăng gấp ba trong tháng 1/2012.

Góp phần lớn công sức vào đợt phục hồi này là đà tăng phi mã của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Đáng chú ý, cổ phiếu BBVA Banco Provincial tăng vọt hơn 200%.

Ông Asha Mehta, Giám đốc Quản lý Danh mục của Acadian Asset Management cho biết đầu năm nay Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đe dọa quốc hữu hóa các ngân hàng trong nước nhưng có vẻ như khả năng ông Chavez tiếp tục giữ chức Tổng thống nhiệm kỳ 6 năm lần thứ tư ngày càng thấp. Do đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng vọt và dẫn dắt toàn thị trường lên cao.

Tuy nhiên, kể từ khi ông Chavez tái đắc cử vào vào đầu tháng 10 vừa qua, thị trường đã rút lui khỏi các mức đỉnh.

Theo ông Mehta, không nên đầu tư vào TTCK Venezuela vì Chính phủ thiếu hỗ trợ các doanh nghiệp tự do. Bên cạnh đó, thị trường này còn thiếu thanh khoản và số lượng công ty niêm yết còn ít ỏi cũng như khả năng tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Lạc quan về “vực thẳm tài khóa”, Dow Jones bật tăng 3 con số (29/11/2012)

>   Chứng khoán Trung Quốc bất ổn vì ly hôn (29/11/2012)

>   Chứng khoán Mỹ lùi sâu sau nhận định tiêu cực về “vực thẳm tài khóa” (28/11/2012)

>   Lợi nhuận iPhone của hãng Apple đã “đạt đỉnh” (27/11/2012)

>   Dow Jones và S&P 500 đảo chiều bất thành (27/11/2012)

>   Chủ tịch UBCK Mỹ Mary Schapiro từ chức (27/11/2012)

>   Vì sao thị trường IPO Mỹ sắp đóng băng? (26/11/2012)

>   Dow Jones tái vượt mốc 13,000 trong “ngày thứ Sáu đen” (24/11/2012)

>   Chứng khoán châu Âu tăng nhờ kỳ vọng vào Hy Lạp (23/11/2012)

>   S&P 500 leo dốc liền 4 phiên trước lệnh ngừng bắn Trung Đông (22/11/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật