Thứ Hai, 29/10/2012 20:00

Toàn cảnh xếp hạng tín nhiệm Việt Nam, ngân hàng và doanh nghiệp 2012 (Phần 10)

Dưới tác động của mức xếp hạng quốc gia, tình hình tín nhiệm các ngân hàng Việt Nam – huyết mạch của nền kinh tế – cũng diễn biến trái chiều với việc hạ bậc hàng loạt của Moody’s và động thái ngược lại của S&P trong khi Fitch giữ nguyên. Điều đáng khích lệ là cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đều dành triển vọng “ổn định” cho tất cả các ngân hàng được đánh giá của Việt Nam.

Vietcombank: Điểm sáng xếp hạng tín nhiệm khối ngân hàng

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank (HOSE: VCB) là một trong số ít các ngân hàng có xếp hạng và triển vọng tín nhiệm diễn biến theo chiều hướng tốt trong năm nay theo đánh giá của S&P.

Ngày 11/02/2007 đánh dấu sự khởi đầu cho các hoạt động đánh giá và xếp hạng của S&P tại VCB. Trong lần mở màn này, S&P xếp hạng tín nhiệm nội và ngoại tệ dài hạn của VCB ở mức “BB”, xếp hạng tín nhiệm nội và ngoại tệ ngắn hạn ở mức “B”. Định mức tín nhiệm của VCB tương đương với xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một tổ chức tài chính Việt Nam.

Dù sau đó VCB bị S&P hạ bậc từ “BB-” xuống “B+” với triển vọng “tiêu cực” vào ngày 08/12/2011 nhưng ngân hàng này đã nhanh chóng khôi phục lại được triển vọng “ổn định” và mức xếp hạng “BB-” nhờ những tiến triển trong tình hình xếp hạng tín nhiệm của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Theo đó vào ngày 13/01/2012, S&P nâng triển vọng đối với mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn “B+” của VCB từ “tiêu cực” lên “ổn định” và nâng xếp hạng chỉ số sức mạnh tài chính độc lập (SACP) từ “b” lên “b+”. Theo S&P, việc nâng triển vọng tín nhiệm phản ánh sự cải thiện của chỉ số sức mạnh tài chính độc lập (SACP) sau khi Mizuho Corporate Bank mua 15% cổ phần của VCB. Còn việc nâng xếp hạng SACP cho thấy nguồn vốn của VCB đã cải thiện sau thỏa thuận này.

Tiếp đó vào ngày 26/09, S&P nâng xếp hạng tín nhiệm nội và ngoại tệ dài hạn của VCB từ “B+” lên “BB-” cùng với đánh giá tích cực về hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, S&P giữ nguyên xếp hạng đối tác tín dụng ngắn hạn của VCB ở mức “B” từng được duy trì từ ngày 12/02/2007 đến nay. Triển vọng đối với hai mức xếp hạng trên đều là “ổn định”. Nguyên nhân cho động thái của S&P là do trước đó trong ngày tổ chức này điều chỉnh Đánh giá Mức độ Rủi ro trong Hệ thống Ngân hàng (BICRA) của Việt Nam từ “Nhóm 10” (nhóm cao nhất) xuống “Nhóm 9”.

Ngoài S&P, còn có một tổ chức quốc tế khác cũng tiến hành các hoạt động đánh giá và xếp hạng tín nhiệm VCB là Fitch. Tuy nhiên, vào ngày 20/07/2011, tổ chức xếp hạng này đã thông báo rút lại toàn bộ các mức xếp hạng của VCB.

Điểm sáng trong quá trình đánh giá của Fitch đối với VCB là vào ngày 02/05/2007, tổ chức này thông báo nâng Xếp hạng Cá nhân (Individual Ratings) của VCB từ “D/E” lên “D”, mức cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh VCB, 3 ngân hàng lớn khác của Việt Nam là BID, CTGAgribank cũng được nâng xếp hạng IR từ “E” lên “D/E” tại lần đánh giá này.

Động thái này phản ánh những diễn biến tích cực của các ngân hàng trên. Theo Fitch, Vietcombank được đánh giá cao hơn các ngân hàng khác căn cứ theo kết quả khả quan về việc làm sạch bảng tổng kết tài sản, tái cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu và mở rộng các hoạt động thương mại.

Chi tiết xếp hạng tín nhiệm VCB của S&P

* Phần 1: Thăng trầm xếp hạng tín nhiệm quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam

* Phần 2: "Mối duyên đầu" giữa Moody's và ngân hàng Việt

* Phần 3: Techcombank: Bước lùi 6 năm của xếp hạng tín nhiệm

* Phần 4: ACB: 5 lần bị Moody’s cắt giảm tín nhiệm và đang trong tầm ngắm hạ bậc của Fitch

* Phần 5: VIBank: Điệp khúc hạ bậc và cảnh báo hạ bậc tín nhiệm

* Phần 6: SHB lọt vào “lăng kính đen” của Moody’s

* Phần 7: MBB trôi theo xếp hạng tín nhiệm quốc gia

* Phần 8: Sacombank “gây khó” cho Moody’s, S&P và Fitch

* Phần 9: Vietinbank: “Lính mới” của Moody’s tại Việt Nam

* Phần 11: Agribank - Mới chỉ có Fitch “dòm ngó” xếp hạng tín nhiệm (Đón đọc vào ngày 30/10)

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   TPC: Lãi trước thuế 9 tháng đạt 77% kế hoạch (30/10/2012)

>   VC9: 9 tháng lãi ròng mới đạt 59% kế hoạch điều chỉnh (30/10/2012)

>   VE3: Lãi hơn 1 tỷ trong 9 tháng, chỉ đạt 61% kế hoạch (01/11/2012)

>   LM3: Quý 3, doanh thu 35 tỷ, lợi nhuận chỉ 263 triệu đồng (01/11/2012)

>   VFMVF1 thay đổi N.A.V trong kỳ từ 18/10 - 25/10/2012 (29/10/2012)

>   SBT: 14/11 GDKHQ nhận 15% cổ tức đợt 1/2012 bằng tiền (29/10/2012)

>   HTI: Giải trình biến động lợi nhuận Q3/2012 (29/10/2012)

>   HCT: Lãi ròng quý 3 tăng 60% so cùng kỳ, đạt 934 triệu đồng (31/10/2012)

>   KHA bán công ty tư vấn thiết kế để cơ cấu danh mục (29/10/2012)

>   VFMVF4 thay đổi N.A.V trong kỳ từ 18/10 - 25/10/2012 (29/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật