Thứ Ba, 02/10/2012 14:30

Vì sao tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm?

Tổ chức thương mại thế giới WTO vừa đưa ra dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu 2012 giảm xuống 2,5%, năm 2013 xuống mức 4,5%. Vậy nguyên nhân của sự sụt giảm này là gì?

Vì sao tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm?

Phóng viên bản tin Tài chính Kinh doanh đã có cuộc trao đổi với ông Coleman Nee, Chuyên gia kinh tế tại WTO. Ông Coleman Nee cũng là người trực tiếp chịu trách nhiệm việc thu thập để đưa ra báo cáo lần này.

Theo báo cáo của WTO, tăng trưởng thương mại toàn cầu nhiều khả năng sẽ suy giảm vào năm nay và tiếp tục thụt lùi trong năm tới. Vậy theo ông, những nguyên nhân nào tác động tới sự sụt giảm trên?

Ông Coleman Nee: Có 4 lý do cơ bản nhất buộc chúng tôi phải hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm nay và năm tới, đó là tình hình kinh tế yếu kém tại Mỹ, cuộc khủng hoảng ở khu vực đồng Eurozone, sự suy giảm tăng trưởng của Nhật Bản và Trung Quốc trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là cuộc khủng hoảng ở khu vực Eurozone.

Với tình hình như hiện nay, các nước trong Eurozone kể cả Đức sẽ tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng trong quý 4 năm nay, gây nên sự sụt giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa. Hiện tại, EU chiếm tới 60% nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của các nước phát triển và chiếm tới 30% tổng lượng hàng nhập khẩu và xuất khẩu trên toàn thế giới. Bởi vậy, tình trạng kinh tế trì trệ, sức cầu giảm sút của khu vực ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại toàn cầu.

Còn đối với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sản lượng hàng hóa giao thương giảm liên tục trong vòng 2 năm rưỡi qua. Trong quý 2, tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu mặc dù phục hồi nhẹ nhưng theo số liệu chúng tôi thu thập được thì giao dịch thương mại vẫn tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Riêng về phần Mỹ và Nhật Bản, những nguyên nhân về cấu trúc nền kinh tế ảnh hưởng khá rõ đến tăng trưởng thương mại của hai quốc gia. Đó là vấn đề thâm hụt ngân sách của Mỹ và Nhật Bản. Riêng ở Mỹ, vấn đề nhức nhối nhất vẫn là tình trạng thất nghiệp quá cao. Tỉ lệ thất nghiệp trên 8% liên tiếp duy trì trong vòng 43 tháng qua, người dân không tìm được việc làm dẫn đến tình trạng ngày càng thắt chặt chi tiêu. Còn Nhật Bản vẫn tăng trưởng chậm chạp trong suốt một thời gian dài sau thời kỳ tăng trưởng thần kỳ. Bên cạnh đó, trận động đất sóng thần vào năm 2011 tiếp tục quật ngã nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Đó là những nguyên nhân buộc chúng tôi phải hạ dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm nay và năm tới.

Theo như ông phân tích, các nước đã có những biện pháp gì để cải thiện cán cân xuất nhập khẩu của mình?

Ông Coleman Nee: Thông thường, hầu hết các nước khi rơi vào khủng hoảng sẽ tìm đến hướng những chính sách bảo hộ kinh tế như là một biện pháp cứu cánh hữu hiệu. Theo như ghi nhận của WTO, hiện trạng bảo hộ nền kinh tế diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là trong những tháng gần đây. Đây là biện pháp tiêu cực và nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt lên thương mại toàn cầu trong thời gian tới.

Hiện tại, mỗi quý WTO đều đưa ra báo cáo cập nhật số liệu giao thương giữa các nước, tháng 10 chúng ta sẽ có báo cáo của quý 3 năm nay. Tôi hy vọng chính sách bảo hộ sẽ không tác động nhiều đến thương mại toàn cầu và cũng mong rằng các nước sẽ tự xem xét những vấn đề của mình để có những biện pháp hợp lý nhất.

Thêm vào đó, chính sách bơm tiền của một loạt các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và các gói cứu trợ ở khu vực đồng Eurozone cũng nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế và từ đó, đẩy mạnh nhu cầu giao thương giữa các nước. Chỉ khi nào dòng hàng xuất nhập khẩu của những nước trên được khơi thông, thì tăng trưởng thương mại toàn cầu mới phục hồi được.

Xin cảm ơn ông đã tham gia cuộc trao đổi.

Thanh Hoa

vtv

Các tin tức khác

>   Ngành chế tạo của Eurozone có dấu hiệu phục hồi (02/10/2012)

>   Lợi nhuận ngành hàng không tăng so với dự báo (02/10/2012)

>   Cổ đông lớn “đánh nhau”, Bumi Resources lãnh đủ (01/10/2012)

>   Thời khốn khó của doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc (01/10/2012)

>   Total hy vọng sẽ thu được 15-20 tỷ USD bán tài sản (30/09/2012)

>   Triệu phú Singapore mất hàng tỷ đôla vì suy thoái (30/09/2012)

>   Indonesia không nhập khẩu gạo đến quý một 2013 (29/09/2012)

>   Gã khổng lồ Sony đầu tư tới 50 tỷ yen vào Olympus (28/09/2012)

>   Cuộc chiến giành hãng sản xuất bia Tiger đã kết thúc (28/09/2012)

>   Thị trường nhà đất Mỹ tiếp tục đà phục hồi ấn tượng (27/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật