Thứ Năm, 11/10/2012 17:02

Số phận công ty chứng khoán sẽ ra sao?

Thực tế vừa qua, một số CTCK đã phải tìm mọi cách để cầm cự như tiết giảm tối đa chi phí, cắt giảm đến nghiệp vụ cuối cùng còn gắn với thị trường chứng khoán, đó là nghiệp vụ môi giới. Trong đó, có 20 CTCK đã dừng mảng đầu tư để tránh rủi ro và để tỷ lệ an toàn vốn cao.

Lỗ dài dài

Hiện tại, kết quả kinh doanh quý III của một số công ty chứng khoán (CTCK) đã bắt đầu được công bố. Nhận định chung của giới chuyên môn là khó khăn tiếp tục “đè” lên các CTCK bị thua lỗ liên tục, nhất là những CTCK nhỏ. Kết quả kiểm tra mới nhất đã có 23 CTCK, có kết quả kinh doanh lỗ lũy kế vượt 30% vốn điều lệ. Trong số đó có 5 CTCK lỗ lũy kế trên 50% vốn điều lệ. 5 CTCK có lỗ lũy kế trên 50% đều có tỷ lệ vốn khả dụng trên 150% gồm: Hà Thành, Tầm Nhìn, Vina, Quốc Gia, Sao Việt và Nam An.

Hiện tại, ngoài 4 CTCK đã xin rút tư cách thành viên tại hai sở giao dịch chứng khoán là CTCK Đông Dương, CTCK Trường Sơn, CTCK Hà Nội, CTCK SME và CTCK Tràng An chưa công bố thông tin chính thức, thì 100 CTCK còn lại đều đã công bố tỷ lệ an toàn vốn khả dụng tại 30/6/2012. Xét về tỷ lệ an toàn vốn thì hiện chỉ có 7/100 CTCK không đạt chỉ tiêu an toàn tài chính (trên 120%), trong đó có 2 CTCK có tỷ lệ an toàn vốn âm là CTCK Cao su và CTCK SBS (-18%) – loại kiểm soát đặc biệt; 5 CTCK còn lại có tỷ lệ an toàn vốn từ 120-150% (nhóm 2 – nhóm kiểm soát) là CTCK Saigon Berjaya, CTCK Hồng Bàng, CTCK CIBM-Vinashin, CTCK Beta, CTCK MHBS.

Đáng chú ý là 4/9 CTCK đang trong diện kiểm soát đặc biệt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đều có tỷ lệ an toàn vốn trên 180%. Tuy nhiên, nhiều CTCK bị kiểm toán lưu ý về việc không trích lập các khoản dự phòng đầu tư tài chính như CTCK Hòa Bình, CTCK Dầu khí (PSI), CTCK Cao su… nên nếu chỉ dựa vào riêng số liệu về an toàn tài chính sẽ không có cái nhìn chính xác về “tình hình sức khỏe” của các CTCK ở thời điểm hiện tại.

Số phận ra sao?

Thực tế vừa qua, một số CTCK đã phải tìm mọi cách để cầm cự như tiết giảm tối đa chi phí, cắt giảm đến nghiệp vụ cuối cùng còn gắn với thị trường chứng khoán, đó là nghiệp vụ môi giới. Trong đó, có 20 CTCK đã dừng mảng đầu tư để tránh rủi ro và để tỷ lệ an toàn vốn cao. Nhưng theo nhận định của giới chuyên môn dù vậy vẫn không có nghĩa là hoạt động của các CTCK này vẫn “khỏe” và sống tốt trong tương lai mà chủ yếu là duy trì sự sống, để chờ ngày bán “xác”.

Theo tổng giám đốc một CTCK có trụ sở tại TP.Hồ Chí Minh, chi phí để thành lập một CTCK trước đây đã trên dưới 10 tỷ đồng. Nếu CTCK nào hiện có uy tín, có tên tuổi một chút thì kỳ vọng có thể bán được cao hơn. Tuy vậy, với thực trạng của thị trường như hiện nay, tương lai của các CTCK là mù mịt và gần như chỉ tồn tại trên giấy. Mới đây, Tổng giám đốc CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHBS) Nguyễn Thế Minh cho rằng, trong giai đoạn khủng hoảng này, các CTCK kỳ vọng sẽ sống được nhờ vào dịch vụ tư vấn, tái cơ cấu doanh nghiệp, tham gia vào hoạt động quản lý, góp vốn đầu tư lâu dài và chờ ngày doanh nghiệp lên sàn… Nhưng, bản thân ông Minh cũng thừa nhận việc tư vấn tái cấu trúc của doanh nghiệp đòi hỏi CTCK phải có một đội ngũ nhân lực vững mạnh. Trong khi đó, nhân sự ngành chứng khoán thời gian qua đã bị mai một.

TS. Lê Đạt Chí - Trưởng bộ môn Đầu tư Tài chính- Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cho rằng đó chỉ là kỳ vọng, vì thực tế các doanh nghiệp hiện nay cũng rất cần vốn và cần đến đầu ra. Nhưng liệu khả năng vốn của các CTCK có đáp ứng cho các doanh nghiệp kia không. Chưa kể, bản thân các CTCK hiện nay hầu hết là lo giữ sức để sinh tồn nên rất khó để có thể hỗ trợ được các doanh nghiệp khác.

Một chuyên gia tài chính khác cho rằng, các CTCK đang có sự cạnh tranh khốc liệt và việc thắng hay thua tùy thuộc vào tiềm lực tài chính của các CTCK cũng như vào chính nền tảng của thị trường. Nhưng với thực trạng “bóp vốn”, giảm hưng phấn cho doanh nghiệp niêm yết và đặc biệt là làm mất niềm tin đối với nhà đầu tư đã khiến cho lãnh đạo các CTCK đang túng quẫn và chưa biết số phận của công ty mình sẽ ra sao nếu thị trường chưa có gì khởi sắc.

Đại diện lãnh đạo của UBCKNN cũng cho biết, với những CTCK bị kiểm soát đặc biệt nếu sau 6 tháng không khắc phục được và có lỗ gộp vượt 50% vốn điều lệ trở lên thì bị đình chỉ hoạt động. Sắp tới UBCKNN cũng sẽ giảm thời gian kiểm soát đặc biệt từ 6 tháng xuống còn 4 tháng cũng như sẽ có chế tài cho CTCK ngừng hoạt động nếu không còn nợ nhà đầu tư.

Cẩm Huỳnh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   BSI: Quý 3 lỗ ròng 7.7 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng vẫn có lời (11/10/2012)

>   BGM: Quý 3 lỗ gần 620 triệu đồng (11/10/2012)

>   BGM: Nhà máy hoạt động trở lại (11/10/2012)

>   DXG mua lại toàn bộ CTCP Đầu tư và Phát triển TPHCM (11/10/2012)

>   LGL còn 30.3 tỷ đồng từ đợt phát hành năm 2010 (11/10/2012)

>   CII giảm room nhà đầu tư nước ngoài xuống còn 33.91% (11/10/2012)

>   Nguy cơ thiệt vốn nhà nước tại Sứ Hải Dương? (11/10/2012)

>   TAS: Ngân hàng và nhà đầu tư cùng… bị lừa? (11/10/2012)

>   FPT: Báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2012 (11/10/2012)

>   PSC: Hoàn tất giải ngân 46 tỷ đồng (11/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật