> >
Thứ Tư, 17/10/2012 15:35

IMF cập nhật triển vọng kinh tế các châu lục

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa công bố đánh giá cập nhật triển vọng kinh tế trong năm 2012 của các châu lục trên thế giới với những dự báo vừa lạc quan xen lẫn bi quan.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: Tốc độ tăng trưởng ở khu vực này đã chậm lại. Sự phục hồi tại các nền kinh tế phát triển không mấy khả quan phần lớn do hậu quả của sự đảo chiều trong hoạt động xuất khẩu. Đà tăng trưởng chậm lại tại Trung Quốc và Ấn Độ cũng tác động đến các nền kinh tế trong khu vực. Đánh giá chung toàn Châu Á, 6 tháng đầu năm 2012, tăng trưởng GDP đã ở tốc độ chậm nhất kể từ khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Do sức ép lạm phát giảm xuống, các hành động chính sách vĩ mô nhìn chung hỗ trợ cho cầu trong nước và trong một số trường hợp sức ép lạm phát còn giảm thêm trong bối cảnh kinh tế trì trệ. Nhìn chung, tình hình tài chính vẫn thuận lợi và chu chuyển vốn đổ vào các nước đã được phục hồi. Trong thời gian tới, tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ tăng dần và Châu Á vẫn là châu lục dẫn đầu tốc độ tăng trưởng toàn cầu, tăng hơn 2 điểm phần trăm so với các khu vực khác vào năm tới. Tuy nhiên, nguy cơ suy giảm đáng kể vẫn còn tồn tại, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng của khu vực đồng Euro. Ưu tiên đối với các nhà hoạch định chính sách là phải hỗ trợ cho tăng trưởng phi lạm phát, duy trì ổn định tài chính và sẵn sàng đối phó với các kết quả kém hơn dự kiến.

Khu vực tiểu Sahara Châu Phi: Tình hình kinh tế tại khu vực này nhìn chung khá mạnh bất chấp tình hình kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng bất ổn. Triển vọng trong tương lai gần của khu vực này nói chung là tích cực, và dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng 5,25% mỗi năm trong giai đoạn 2012-2013. Hầu hết các nước có thu nhập thấp tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ do được sự hỗ trợ bởi cầu trong nước, kể cả từ hoạt động đầu tư. Triển vọng tại nhiều nước có mức thu nhập trung bình, đặc biệt là Nam Phi, là những nước gắn chặt với các thị trường Châu Âu và do đó sẽ phải chịu tác động tiêu cực đáng kể từ môi trường bên ngoài.

Khu vực Tây bán cầu: Tốc độ tăng trưởng tại khu vực Mỹ La Tinh và Ca-ri-bê đã giảm đi phần nào so với tháng 4/2012, phản ánh tác động của chính sách thắt chặt trước đây và môi trường kinh tế bên ngoài khu vực kém thuận lợi hơn. Tình trạng suy giảm toàn cầu đã tăng lên trong khi cuộc khủng hoảng tại Châu Âu tiếp tục trầm trọng và tình trạng bất ổn tài khóa ở Hoa kỳ vẫn còn hiện hữu. Tuy nhiên, tình trạng giảm sút tại nhiều nước vẫn ở mức có giới hạn và tình trạng xuay chiều của tài chính đối ngoại và giá cả hàng hóa vẫn ở mức khích lệ, các quốc gia cần đề ra chính sách một cách thận trọng để kiểm soát cầu trong nước và tăng trưởng tín dụng.

Khu vực Châu Âu: Nằm trong quỹ đạo của cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro, tình trạng suy giảm tài chính ở vùng ngoại vi của khu vực đồng Euro cũng đã tăng lên. Tình trạng suy thoái của hầu hết các quốc gia thuộc vùng ngoại vi đang ngày càng lan tỏa sang các nước khác trong khu vực. Các biện pháp được Liên minh Châu Âu thỏa thuận ngày 29/6/2012 và chương trình Giao dịch tiền tệ tức thời do Ngân hàng trung ương Châu Âu xây dựng là những bước đi đúng hướng và đã phần nào cải thiện được tình hình tài chính cho dù vẫn còn mong manh. Triển vọng căn bản của khu vực này hiện nay yếu hơn so với triển vọng được đánh giá trong Báo cáo kinh tế thế giới 2012 được công bố hồi tháng 4, tốc độ tăng trưởng ở mức chậm hơn hoặc thậm chí suy giảm hơn trong năm 2012 và đạt tốc độ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2013. Khả năng mà cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro có thể leo thang vẫn còn là mối rủi ro suy giảm lớn đe dọa sự tăng trưởng và sự ổn định của khu vực tài chính cho đến khi các vấn đề cơ bản được giải quyết.

PMH (theo imf.org)

Ngân hàng NNVN


>   Nhật chuẩn bị gói kích thích kinh tế 1.000 tỉ yên (17/10/2012)

>   Hy Lạp đàm phán thất bại, nguy cơ vuột mất 31 tỷ USD (17/10/2012)

>   Giới chuyên gia dự báo triển vọng kinh tế Mỹ 2013 (17/10/2012)

>   Sếp Citigroup đột ngột từ chức (17/10/2012)

>   Lạm phát Trung Quốc chậm lại còn 1,9% trong tháng 9 (17/10/2012)

>   Singapore tuyên chiến với danh hiệu 'thiên đường tiền bẩn' (17/10/2012)

>   Ngân hàng các nước mở lối đi riêng thời suy thoái (17/10/2012)

>   EU sẽ là nhà cung cấp viện trợ phát triển hàng đầu (17/10/2012)

>   Ernst & Young: 'Kinh tế Anh đang phục hồi trở lại' (16/10/2012)

>   CEO Mỹ kêu gọi Quốc hội thỏa hiệp về ngân sách (16/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật