Thứ Hai, 29/10/2012 14:01

Doanh nghiệp niêm yết: Tồn kho gần 87,000 tỷ đồng

Thống kê khoảng 450 doanh nghiệp niêm yết, giá trị hàng tồn kho đã lên đến gần 87,000 tỷ đồng.

Cho đến ngày 27/10, trên cả hai sàn chứng khoán có 449 doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm trên tổng số 669 doanh nghiệp niêm yết (chưa bao gồm ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm). Trong đó, tổng cộng có 377 doanh nghiệp công bố lãi với trên 26,243 tỷ đồng, còn lại 72 doanh nghiệp lỗ với tổng cộng 1,366 tỷ đồng.

GAS thống trị doanh thu, lợi nhuận

Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS), là doanh nghiệp sản xuất có doanh thu và lợi nhuận dẫn đầu trên cả hai sàn với gần 47 ngàn tỷ đồng và 7,316 tỷ đồng. GAS cũng nắm một lượng tiền và tương đương tiền khổng lồ mà nhiều doanh nghiệp khác phải mơ ước với hơn 10,462 tỷ đồng.

Xếp thứ hai về doanh thu và lợi nhuận phải kể đến Vinamilk (VNM) với 19,707 tỷ đồng và 4,145 tỷ đồng.

Nằm trong “câu lạc bộ” có lợi nhuận ngàn tỷ còn có MSN với 1,605 tỷ đồng, trong khi doanh thu thuần 9 tháng xếp thứ thứ sáu với 6,735 tỷ đồng.

POM vẫn nằm trong top những doanh nghiệp có doanh thu cao nhất trên sàn, nhưng lãi ròng 9 tháng chỉ còn 92 tỷ đồng, giảm hơn 80% so với cùng kỳ, thậm chí quý 3 vừa qua công ty lần đầu tiên báo lỗ 46 tỷ đồng kể từ khi thành lập.

Khá bất ngờ khi HT1 lọt trong top 10 doanh thu lớn nhất lên đến 4,275 tỷ đồng, nhưng lãi ròng lại âm 30 tỷ đồng. Sau nhiều quý ghi nhận lợi nhuận 0 đồng, HT1 đã báo lỗ. Nguyên nhân đến từ việc công ty có giá vốn hàng bán khá lớn, và gánh nặng chi phí lãi vay do sử dụng đòn bẩy tài chính cao.

 

PVX vẫn lỗ “chỏng vó”

PVX với lỗ ròng của công ty mẹ lên đến 546 tỷ đồng, chủ yếu do sự sụt giảm mạnh mạnh về doanh thu, với 66% so với cùng kỳ, trong khi chi phí tài chính và quản lý lại tăng đột biến. Kế đến là LAF với 144.5 tỷ đồng, mức lỗ lũy kế hiện tại của công ty chỉ còn cách vốn điều lệ hơn 15 tỷ đồng. Vừa qua, Sở HOSE đã có công văn nhắc nhở LAF về khả năng hủy niêm yết nếu BCTC kiểm toán 2012 của công ty cho thấy mức lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ.

Tiếp sau mức lỗ của LAF là VOS với 131 tỷ đồng. VOS lại đổ lỗi cho sự ảm đạm và sụt giảm của thị trường vận tải biển, đồng thời cho rằng mùa mưa bão bắt đầu vào quý 3 làm ảnh hướng lớn đến hoạt động của công ty.

Với SHN, công ty tiếp tục báo lỗ 110 tỷ đồng của công ty mẹ, chủ yếu do liên quan đến khoản phải thu khó đòi với đối công ty BETA BQP, đồng thời công ty hoạt động trong tình trạng thiếu thanh khoản, nhưng các khoản chi phí giá vốn và chi phí khác tiếp tục phát sinh.

Tồn kho 86,920 tỷ đồng

Một con số đáng báo động là giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp vẫn còn ở mức rất cao, với hơn 86,920 tỷ đồng. Trong đó, xét về mặt tuyệt đối, tổng giá trị tồn kho của 10 doanh nghiệp chiếm 29,227 tỷ đồng. Hầu hết trong số này là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng, bất động sản như PDR, SJS, SCR, IJC, ITASC5. Điều này vốn là không có gì lạ trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng như hiện nay, hàng trăm dự án giảm giá nhưng vẫn trong tình trạng ế ẩm.

Dẫn đầu danh sách là HPG, tồn kho lớn nhất lên đến 6,340 tỷ đồng. Với sự khó khăn của thị trường bất động sản thì việc một doanh nghiệp thép có lượng tồn kho lớn cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trong kỳ, HPG có ghi nhận thêm lượng tồn kho từ dự án bất động sản Madarin sắp sửa hoàn thành.

Số còn lại có VNM, DBC thuộc nhóm ngành thực phẩm, đồ uống, kết quả kinh doanh rất tốt, cho nên tồn kho lớn có lẽ là kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ sắp tới gia tăng, GAS – Tổng công ty khí Việt Nam cũng tương tự.

Ngôi vương tiền mặt

Tính đến hết tháng 9/2012, GAS trở thành doanh nghiệp có số dư tiền và tương đương tiến lớn nhất trên thị trường 10,462 tỷ đồng. Kế đến là MSN với gần 7,500 tỷ đồng. Hai doanh nghiệp thuộc họ dầu khí gồm PVSPGD có lượng tiền xấp xỉ 3,000 tỷ đồng và 1,200 tỷ đồng.

Trong khi đó, VNM không còn trong top doanh nghiệp có tiền mặt lớn nhất mà đã giảm xuống còn 541 tỷ đồng so với 3,100 tỷ đồng vào đầu năm nay do công ty đẩy mạnh đầu tư ngắn hạn, cũng như đầu tư xây dựng cơ bản với số tiền hàng ngàn tỷ đồng.

DPM hiện chưa có số liệu tài chính chính thức nên chưa thể xác định lượng tiền của công ty tính đến yết tháng 9.

HPG dù có lượng tồn kho lớn, nhưng công ty vẫn duy trì lượng tiền mặt hơn 840 tỷ đồng nhằm đảm bảo cho các hoạt động. Ngoài ra, DHG, PHR, VSH, PNJ, CTG cũng có lượng tiền lớn với từ 500 tỷ đồng trở lên.

 

Mỹ Hà (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   HDBank, DaiABank cùng hoãn họp cổ đông bất thường (29/10/2012)

>   TSC: 9 tháng công ty mẹ lỗ ròng 49 tỷ đồng (29/10/2012)

>   EVE: Quý 3 các chỉ tiêu đồng loạt giảm mạnh (29/10/2012)

>   KMR: Lợi nhuận quý 3 giảm 31% (29/10/2012)

>   HQC góp 34% vốn vào Cty Cảng Bình Minh  (29/10/2012)

>   SJS: Công ty mẹ lỗ 30 tỷ đồng trong quý 3 là do khó khăn chung (29/10/2012)

>   'Hàng nóng’ hại đời các ông lớn (29/10/2012)

>   BHS: 9 tháng thực hiện 52% kế hoạch lợi nhuận (29/10/2012)

>   CMX: Giải trình chênh lệch Kết quả kinh doanh Q3/2012 (29/10/2012)

>   STSC giải trình biến động lợi nhuận quý 3 (29/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật