Thứ Năm, 25/10/2012 17:36

Công ty chứng khoán: Cần một cuộc “đại phẫu”

Theo các chuyên gia, xu hướng mới trong kinh doanh tại các CTCK trong thời điểm khủng hoảng này là theo đuổi con đường tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp, tham gia vào hoạt động quản trị trực tiếp doanh nghiệp, sâu xa hơn là góp vốn như một khoản đầu tư lâu dài và chờ đợi doanh nghiệp hoạt động tốt lên.

Hai tháng sau khi lập đỉnh từ đầu tháng 5/2012, thị trường chứng khoán (TTCK) tái lập điệp khúc đi ngang và giảm của thời gian trước đó. Đến nay, tại 2 sàn chứng khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có cổ phiếu có giá chỉ 900 đồng. Tuy nhiên, sự lo lắng của nhà đầu tư giờ đây không chỉ là giá cổ phiếu giảm mà còn là nên chọn công ty chứng khoán (CTCK) nào để mở tài khoản. Bởi đã có nhiều CTCK bị thua lỗ, thậm chí, có CTCK bị phá sản, làm cho quyền lợi nhà đầu tư bị thiệt hại.

Ngày 17/9/2012, UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Chứng khoán ACB do tỷ lệ nợ ngắn hạn/tài sản ngắn hạn của công ty tại nhiều thời điểm không đáp ứng các quy định về tổ chức và hoạt động CTCK. Dù đến ngày 31/3/2012, công ty đã khắc phục các lỗi vi phạm, nhưng UBCKNN vẫn xử phạt 70 triệu đồng.

Diễn biến TTCK thời điểm hiện nay gần giống như quý I/2011. Đó là thị trường lặp đi lặp lại tình trạng lình xình, lượng giao dịch còm cõi. Tiếp đó, thị trường vẫn phải đối mặt với một tương lai ngắn hạn đầy u ám. Bởi, trong 3 tháng còn lại của năm 2012, động lực phát triển mạnh nhất cho nền kinh tế và các thị trường đầu cơ chỉ còn là cơ chế “bơm” tín dụng, và đầu tư công. Song cả 2 dòng vốn này đều đang được kiểm soát rất chặt. Mặt khác, tình thế hiện nay không còn nhiều dấu hiệu cho thấy các tổ chức lớn sẵn sàng bơm tiền để đẩy giá cổ phiếu lên. Trong bối cảnh và triển vọng như thế, CTCK đang khá mong manh.

Hiện có 40/105 CTCK khó khăn về thanh khoản không đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính; có 71 CTCK bị thua lỗ (do giá cổ phiếu giảm thấp và đầu tư không hiệu quả). Mặc dù Thông tư 226/TT-BTC đã được áp dụng gần 6 tháng, nhưng số lượng CTCK không giảm bớt. Các CTCK mất thanh khoản vẫn ung dung tồn tại, một số thì “lách luật” bằng cách không gửi báo cáo đúng hạn, một số còn báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính vừa để qua ải. Điều này gây khó khăn cho việc cấu trúc lại TTCK và làm mất niềm tin, an toàn trong việc bảo vệ tiền của nhà đầu tư.

Nhìn vào xu hướng thị trường hiện nay có thể thấy rằng, đã hết thời của các CTCK sống nhờ những "con sóng". Có vẻ như từ trước tới nay, việc hoạt động của các CTCK đã phụ thuộc quá nhiều vào việc lên xuống của thị trường mà không chủ động tìm kiếm nguồn lợi nhuận ổn định, ít rủi ro.

Theo các chuyên gia, xu hướng mới trong kinh doanh tại các CTCK trong thời điểm khủng hoảng này là theo đuổi con đường tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp, tham gia vào hoạt động quản trị trực tiếp doanh nghiệp, sâu xa hơn là góp vốn như một khoản đầu tư lâu dài và chờ đợi doanh nghiệp hoạt động tốt lên. Giới chuyên môn gọi đây là nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, nghiệp vụ cốt lõi cho một CTCK. Tuy nhiên để làm được điều này cũng không dễ. Bên cạnh việc trường vốn thì còn đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực. Song cả 2 mặt này đều đang là yếu điểm của các CTCK. Trong khi trong giai đoạn như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp không đủ sức chèo chống qua cơn khủng hoảng, cho thấy nhu cầu tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp là rất lớn.

Hiện TTCK đang gặp khó khăn và các CTCK lâm vào tình trạng thua lỗ một phần cũng xuất phát từ nguyên nhân chính là quản trị của các CTCK yếu kém.

Các CTCK hiện có vốn chủ sở hữu khoảng 36.000 tỷ đồng, tổng tài sản khoảng 100.000 tỷ đồng, chưa kể các công ty quản lý quỹ… thì việc luân chuyển vốn thiếu giám sát là rất rủi ro. Bởi lẽ, việc luân chuyển vốn giữa các thị trường tiền tệ - chứng khoán - bảo hiểm đang là mối lo chung của các cơ quan giám sát tài chính quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay tình hình tái cấu trúc CTCK vẫn khá chậm chạp và chưa có nhiều diễn biến mới. UBCKNN cần có những động thái mạnh mẽ hơn trong việc tái cấu trúc các CTCK.

 Duy Khanh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   SJS: Công ty mẹ lại lỗ 109 tỷ đồng trong 9 tháng (25/10/2012)

>   PVT: Quý 3 công ty mẹ lỗ hơn 6 tỷ đồng (26/10/2012)

>   PAN: 08/11 GDKHQ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường về việc huy động vốn (25/10/2012)

>   SBT thay đổi giấy chứng nhận đầu tư (25/10/2012)

>   Techcombank: Tín dụng 9 tháng âm 3.24%, lãi 2,133 tỷ đồng (25/10/2012)

>   AMC: 9 tháng lãi ròng 6.8 tỷ đồng, tăng 29% so cùng kỳ (29/10/2012)

>   TTF: Quỹ ĐTCK Bảo Việt giảm tỷ lệ sở hữu xuống 8.68% (25/10/2012)

>   VLF: 9 tháng thực hiện được 23% kế hoạch lợi nhuận (26/10/2012)

>   SVC: Kết quả kinh doanh công ty mẹ Q3/2012 (25/10/2012)

>   SVC: Quý 3 thoát lỗ nhờ lợi nhuận khác (26/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật