Thứ Ba, 30/10/2012 13:55

Anh Đồng hồ và Chú Căn hộ ở Trung Quốc

Những ưu tiên được đề cập đến trong nhiệm kỳ mới ở Trung Quốc gồm tái cân bằng kinh tế, đổi mới công nghệ, toàn vẹn lãnh thổ, và nhiều thứ khác. Có một vấn đề không được nhấn mạnh: chống tham ô.

Anh Đồng hồ và những chiếc đồng hồ cực đắt.

Để hiểu thế nào là áp lực của tham ô đối với chính trị, chỉ cần điểm qua báo chí Trung Quốc.

Xìcăngđan gần đây nhất tập trung vào một người nổi tiếng ở Trung Quốc với biệt danh “Chú Căn hộ”, 56 tuổi, bí danh là “Cai Bin” – một quan chức quản lý đô thị, tỉnh uỷ viên một tỉnh phía nam Quảng Đông. Ông này vừa bị cách chức trong tuần qua sau khi các điều tra viên phát hiện ông đã tậu đâu chừng 22 căn hộ, trị giá khoảng 6 triệu USD.

Với một mức lương dưới 20.000 USD/năm, Cai Bin bị phát hiện là tay rất phàm ăn hối lộ. Nhiều căn hộ của Cai Bin được cư dân mạng đưa lên thành đại sự quốc gia, và chính quyền không có chọn lựa nào khác là phải hành động.

Chú Căn hộ xảy ra chỉ vài tuần sau khi Anh Đồng hồ, biệt danh là Yang Dacai, cựu chủ tịch uỷ ban An toàn lao động tỉnh Sơn Tây, bị cách chức sau khi cư dân mạng lưu ý một bức ảnh của ông tại hiện trường một tai nạn giao thông chết người. Bức ảnh ban đầu gây chú ý là ông ta lại cười mỉm ngay chỗ tai nạn thương tâm, nhưng rồi những cáo buộc từ nhẫn tâm cao trào lên thành tham ô sau khi người dân chú ý đến đồng hồ đeo tay của ông ta, và đem so với những hình xuất hiện trước công chúng khác của ông cho thấy ông có một bộ sưu tập ít nhất là 11 cái đồng hồ hạng cực sang, gồm một cái Montblanc trị giá 5.000 USD và một cái Omega 10.000 USD. (Yang nói rằng toàn bộ số đồng hồ đó ông mua bằng chính thu nhập hợp pháp của mình.)

Sự nổi lên của Trung Quốc đồng thời cũng kéo theo những “quan trộm” cỡ bự. (Qua “Ông Đường sắt”, một bài báo trên một tạp chí Trung Quốc tuần trước, cho thấy văn hoá tham ô đã diễn ra trong dự án công lớn nhất Trung Quốc). Trong cuốn sách mới Nghịch lý kép, nhà Trung Quốc học Andrew Wedeman khảo cứu một loạt các vụ bắt giữ, hối lộ, và khởi tố không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở những nước khác với tỷ lệ tham ô cao như Zaire, Nicaragua, Haiti cũng như những nơi tăng trưởng cao như Hàn Quốc và Đài Loan. “Tuy rằng không có tham ô tốt”, Wedeman viết, “rõ ràng là chỉ có tham ô xấu và xấu nhất, tham ô tạo ra những hậu quả tiêu cực, và tham ô có thể tạo ra những hậu quả thảm hoạ tiềm tàng”. Khoa học về chính thể tham ô tách thái độ thành hai tuýp căn bản: “tham ô phát triển” giống như chúng ta thấy ở Hàn Quốc và Đài Loan, nó không hẳn ngăn trở kinh tế hồi phục; và “tham ô suy thoái” như trường hợp của những nền kinh tế phá sản ở Zaire và Haiti.

Khi các nhà đầu tư và ngoại giao quan sát những rủi ro mà Trung Quốc phải đối diện, họ thường nhận diện rằng tham ô ở đấy là kiểu ở Hàn Quốc và Đài Loan, trong đó một bộ máy chính trị rút tiền nhà nước đem cho bạn bè và các doanh nghiệp ưu ái, nhưng cơ bản không giết con ngỗng đẻ trứng vàng. Nhưng khi Wedeman nhìn vào dữ liệu, ông kết luận, trước sự ngạc nhiên xiết bao của mình, rằng “tham ô ở Trung Quốc coi vậy mà giống ở Zaire hơn là ở Nhật”.

Nếu dành thời gian nhìn vào số liệu các ca tham ô ở Trung Quốc, bạn sẽ ấn tượng ngay với tầm sáng tạo của nó. Ví dụ, một ban giám đốc trả huê hồng cho dàn nhạc giao hưởng quốc gia để chơi một bản nhạc do một nhà điều phối thị trường chứng khoán quyền lực soạn – ông cũng kiêm luôn tác gia. Một trường hợp khác, một nhà phát triển bất động sản trả 150.000 USD cho hai bức tranh được một quan chức địa phương có chút ít máu nghệ sĩ vẽ. Các bức tranh đó sau này được đánh giá chỉ đáng 1% số tiền đã trả.

Nói đơn giản, mức độ mà một nước có thể phát triển nhanh tham nhũng mấu chốt nằm ở cái có thể gọi là “Nhân tố Thuỵ Sĩ”: bao nhiêu tiền kết thúc ở Thuỵ Sĩ (trực tiếp là trường hợp các tài khoản, hoặc gián tiếp là trường hợp những cái đồng hồ), và có bao nhiêu tiền được bơm trở lại vào nền kinh tế nội địa, một khi nó xé lẻ và rơi vào tay các nhà tư bản cánh hẩu. Trong khoảng 20 năm, kể từ khi bắt đầu nạn tham ô phình bong bóng vào đầu thập niên 90 thế kỷ trước, Trung Quốc đã chống tham ô đại trà bằng các hình phạt nghiêm khắc. Mỗi năm chính phủ buộc tội đâu chừng 25 quan chức cao cấp, và họ bị xử nặng; trong một tầm năm năm, chính phủ đã xử 350 án tử hình vì nhận hối lộ, đút lót và biển thủ.

“Ở một trình độ rất cơ bản”, Wedeman nhận thấy, “dường như phải ngăn chận tham nhũng đang thoát khỏi tầm kiểm soát theo kiểu xoắn ốc”.

Tóm lại, Trung Quốc hiện nay là một Nhân tố Thuỵ Sĩ đang tăng trưởng. Chú Căn hộ, cũng như nhiều quan chức bị cáo giác, có thân nhân ở nước ngoài, một số mang quốc tịch Úc – điều kiện để dễ dàng “bay đi” nếu gặp biến. (Những con số chính thức cho thấy khoảng 18.000 quan chức tham ô đã bay khỏi đất nước từ năm 1990, đem theo 120 tỉ USD.)

Khởi Thức (newyorker.com)

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Chùa Trung Quốc đua nhau lên sàn chứng khoán (30/10/2012)

>   Bổ sung quyền của Chủ tịch nước trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp (29/10/2012)

>   Gặp đại biểu từng chất vấn chuyện 'bầu' Kiên (29/10/2012)

>   Ông Đặng Thành Tâm đã đến dự họp Quốc hội (29/10/2012)

>   Lại “bán trường” để tránh giải thể (29/10/2012)

>   10 đại gia ngân hàng ngậm ngùi sau song sắt (28/10/2012)

>   Nguyên PCT huyện Tiên Lãng: “Tôi không chỉ đạo phá nhà ông Vươn” (28/10/2012)

>   Vì sao FPT muốn cung cấp truyền hình cáp? (28/10/2012)

>   Quản lý vàng: đâu như thế được (28/10/2012)

>   Cuộc chiến tại Syria với lời nguyền của Nhà tiên tri (28/10/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật