Thứ Tư, 05/09/2012 11:39

SBBS trước nguy cơ mất gần hết vốn

Hai kỳ báo cáo tài chính gần nhất có kiểm toán/soát xét đều đề cập đến tình trạng không thể xác minh được số dư tài khoản của khoản tiền gửi ngân hàng 210 tỷ đồng, trên vốn điều lệ 300 tỷ đồng của CTCP Chứng khoán Saigon Berjaya (SBBS).

Nguy cơ mất vốn

Từ báo cáo tài chính có kiểm toán năm 2011, sang đến báo cáo soát xét bán niên 2012, khoản tiền 210 tỷ đồng của SBBS gửi tại chi nhánh một ngân hàng TMCP không thể xác nhận hoặc xác minh được số dư, do ngân hàng này liên quan đến một vụ gian lận, hiện đang trong quá trình điều tra của cơ quan chức năng.

Theo Ban lãnh đạo SBBS, Công ty đã tiến hành khởi kiện ngân hàng nói trên và đang thực hiện các biện pháp cần thiết khác để thu hồi khoản tiền gửi trị giá 210 tỷ đồng. “Ban điều hành tin tưởng rằng, vụ việc sẽ được giải quyết theo hướng có lợi cho Công ty”, SBBS viết trong Báo cáo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng.

Tại thời điểm 30/6/2012, tổng tài sản của SBBS là 331,238 tỷ đồng, trong đó có 278,2 tỷ đồng tiền và tương đương tiền (bao gồm 210 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng đang chưa thể xác nhận, 63 tỷ đồng gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương), 39,69 tỷ đồng là khoản phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán, 5 tỷ đồng giá trị tài sản cố định. Với cơ cấu tài sản này, rõ ràng, SBBS chưa có hoạt động đầu tư gì lớn để phát triển Công ty. Tất cả những gì mang lại thu nhập cho SBBS gần như chỉ đến từ tiền gửi ngân hàng (năm 2011, SBBS hạch toán 31,785 tỷ đồng tiền lãi gửi ngân hàng, trên tổng doanh thu 41,9 tỷ đồng).

Đồng thời, SBBS cũng hạch toán tổng cộng hơn 11,3 tỷ đồng tiền lãi phát sinh từ khoản tiền gửi 210 tỷ đồng nói trên vào kết quả kinh doanh trong kỳ (năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012). Kịch bản tệ nhất là SBBS bị ngâm vốn quá lâu hoặc không đòi được số tiền trên, thì vốn chủ sở hữu của Công ty (hiện đang hạch toán 313,2 tỷ đồng) sẽ chỉ còn khoảng 90 tỷ đồng, một số vốn quá ít để đẩy mạnh các nghiệp vụ kinh doanh mà Công ty được phép (đủ 4 nghiệp vụ).

Trên thực tế, dù không đẩy mạnh kinh doanh, nhưng tình trạng thanh khoản của SBBS đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính việc chưa thể thu hồi số tiền 210 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, nên SBBS là CTCK duy nhất có tới… 2 tỷ lệ an toàn vốn khả dụng trong báo cáo lên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK). Nếu tính cả 210 tỷ đồng nói trên, SBBS có tỷ lệ an toàn vốn khả dụng 493%, một mức rất cao. Còn loại bỏ khoản 210 tỷ đồng tiền gửi, tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của SBBS là 150%, vừa đủ để không bị rơi vào diện kiểm soát. Đáng chú ý, báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2012, SBBS bị lỗ. Chỉ cần thêm một kỳ bị lỗ nữa, SBBS có thể bị rơi vào tình trạng bị kiểm soát.

Gửi ngân hàng cũng… lo

Trong các báo cáo của mình, SBBS không nêu rõ ngân hàng TMCP nào mà Công ty đã gửi tiền, nhưng không khó để công chúng đầu tư cảm nhận được tên ngân hàng đó, bởi nó nằm trong một “vụ nổ” lớn liên quan đến ngân hàng của năm 2011. Tương lai của SBBS giờ đây phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thành/bại của vụ kiện đòi tiền.

Trong thời gian tới, với dự thảo sửa đổi Thông tư 226/2010/TT-BTC về an toàn vốn khả dụng của các tổ chức kinh doanh chứng khoán, SBBS hoàn toàn có thể đối mặt với nguy cơ rơi vào diện bị kiểm soát đặc biệt, thậm chí là phải tính đến khả năng bị ngừng hoạt động, nếu không giải quyết dứt điểm được vướng mắc tài chính trên.

Trao đổi với ĐTCK, một lãnh đạo UBCK chia sẻ, câu chuyện của SBBS khiến ông quá đau đầu, vì tiền CTCK gửi ngân hàng còn có nguy cơ không an toàn, thì không biết phải để đâu mới an toàn? “Đây là tiền của CTCK, họ tự gửi và tự chịu trách nhiệm, nên dù sao cũng ít có ảnh hưởng đến tâm lý chung của công chúng đầu tư. Nếu đây là tiền của khách hàng gửi tại CTCK, thì không hiểu sự vụ sẽ tác động tiêu cực đến TTCK tới cỡ nào?”, vị này nói.

Uyên Phạm

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   GMC giải trình chậm công bố BCTC HN soát xét bán niên  (05/09/2012)

>   SCR: Lãi ròng hợp nhất giảm 28 tỷ đồng sau soát xét (05/09/2012)

>   VTI: 06/09 GDKHQ tham dự ĐHĐCĐ bất thường (05/09/2012)

>   FDG: Phải trích lập dự phòng, sau soát xét công ty mẹ lỗ 36 tỷ đồng (05/09/2012)

>   CSG: Những vấn đề lưu ý của kiểm toán trước giải thể (05/09/2012)

>   Danh sách công ty niêm yết đã nộp BCTC Q2/2012 và BCTC soát xét đến hết ngày 04/09 (05/09/2012)

>   AVF: Lợi nhuận ròng sau soát xét giảm 6.6 tỷ đồng (05/09/2012)

>   EIB điều chỉnh địa chỉ trụ sở chính (05/09/2012)

>   Vì sao GIL không hợp nhất báo cáo với công ty con? (05/09/2012)

>   VID: Bị nhắc nhở vì chậm công bố BCTC soát xét (05/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật