Thứ Năm, 06/09/2012 21:32

OECD hạ dự báo tăng trưởng một loạt nền kinh tế lớn

Cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã kéo theo những nguy cơ đe dọa nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đà tăng trưởng của hàng loạt nền kinh tế lớn trên thế giớ và đòi hỏi các nước cần phải hành động mạnh mẽ hơn nữa để ngăn chặn các tác động tiêu cực.

Tàu chở container bỏ neo tại cảng ở Hamburg, thành phố phía bắc Đức.
Tàu chở container bỏ neo tại cảng ở Hamburg, thành phố phía bắc Đức.

Đây là nội dung chính trong báo cáo công bố ngày 6/9 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Trong báo cáo của mình, OECD đã hạ dự báo tăng trưởng của Đức - động lực tăng trưởng chính trong Eurozone - từ mức 1,2% xuống còn 0,8% trong năm nay.

Trong khi đó, Anh được dự báo sẽ không tăng trưởng, mà suy giảm tới 0,7% - bước trượt dài so với dự báo tăng trưởng 0,5% mà tổ chức này đưa ra hồi tháng Năm vừa qua.

Nền kinh tế Anh bị OECD hạ dự báo tăng trưởng nhiều nhất trong số những nền kinh lớn trên thế giới, trong bối cảnh chính phủ nước này đang chuẩn bị công bố những kế hoạch mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của xứ sở sương mù.

Tuy nhiên, OECD cũng nêu rõ dự báo này chưa tính toán đầy đủ đến những ảnh hưởng của Thế vận hội Olympics 2012 vừa diễn ra ở thủ đô London hồi đầu tháng Tám vừa qua.

Các nền kinh tế lớn khác của châu Âu như Pháp được dự báo tăng trưởng 0,1% (giảm 0,5% so với dự báo trước đó), trong khi mức suy giảm kinh tế của Italy được dự báo tồi tệ hơn nhiều, từ 1,7% xuống tới 2,4%.

OECD cũng dự báo Mỹ - nền kinh tế đầu tàu của thế giới - sẽ tăng trưởng 2,3% trong năm nay, giảm nhẹ so với mức dự báo trước đó là 2,4%.

Trong khi đó, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Canada được dự báo sẽ tăng 1,9% thay vì mức tăng 2,2% mà OECD đưa ra trước đó.

Đối với Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới - mức dự báo tăng trưởng được OECD điều chỉnh tăng từ 2% lên 2,2% do những tác động tích cực từ quá trình tái thiết nền kinh tế sau thảm họa kép động đất gây sóng thần hồi tháng Ba năm ngoái.

Báo cáo của OECD được công bố vào thời điểm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang có cuộc họp nhằm đưa ra những kế hoạch mới để mua trái phiếu của một số nước thành viên Eurozone đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ công. Tổ chức này cảnh báo suy thoái đang ảnh hưởng tiêu cực đến Eurozone và đây chính là mối đe dọa lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Chủ tịch ECB tuyên bố mua trái phiếu không giới hạn tại cuộc họp báo lịch sử (06/09/2012)

>   Tình trạng thất nghiệp dài hạn ở Mỹ bớt căng thẳng (06/09/2012)

>   ECB và BoE cùng giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục (06/09/2012)

>   Bill Gross: 'FED đang hủy hoại kinh tế Mỹ' (06/09/2012)

>   Moody's hạ mạnh mức trần tín nhiệm của Bồ Đào Nha và Ireland (06/09/2012)

>   Châu Âu kêu gọi ECB có biện pháp kiềm chế khủng hoảng (06/09/2012)

>   "Tây Ban Nha xứng đáng nhận cứu trợ tài chính" (06/09/2012)

>   Thụy Sĩ tránh bão khủng hoảng như thế nào? (03/09/2012)

>   Đức, Hà Lan phản đối gói cứu trợ thứ ba cho Hy Lạp (05/09/2012)

>   Chủ nợ ép Hy Lạp tiếp tục "thắt lưng buộc bụng" (05/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật