Thứ Hai, 10/09/2012 06:20

Ham hố đầu tư ngân hàng: Rủi ro sở hữu chéo

Rất nhiều doanh nghiệp (DN) từ lớn đến nhỏ, từ nhà nước đến tư nhân đã và đang bỏ vốn đầu tư ngân hàng, trực tiếp, gián tiếp đều có... khiến cho việc đầu tư, sở hữu cổ phiếu ngân hàng của các DN khá phức tạp. Điều này cũng gây nhiều lo ngại.

Đủ mặt "ông lớn"

Khi điểm mặt cổ đông lớn của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, có thể thấy khá đầy đủ các tổng công ty, tập đoàn nhà nước như: Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Vinatex đầu tư vào ngân hàng Nam Việt; Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Cao su Việt Nam sở hữu SHB, Điện lực Việt Nam (EVN) là cổ đông của ngân hàng An Bình, tập đoàn Bảo Việt có ngân hàng Bảo Việt, Xăng dầu có vốn tại ngân hàng xăng dầu Petrolimex, Viễn thông Quân đội thì sở hữu ngân hàng Quân đội (MB), Dầu khí Việt Nam (PVN) đang sở hữu ngân hàng Đại Dương (OceanBank)...

Chưa kể, tình trạng các công ty con mà các tập đoàn kinh tế nhà nước đang nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối cũng đang đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng. Công ty Công ty Thông tin di động - VMS Mobifone thuộc VNPT và Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas- GAS) thuộc PVN là cổ đông chiến lược của SeABank; Tổng công ty Bưu chính cũng thuộc VNPT tham gia góp vốn vào NH Bưu điện Liên Việt...

Có thể thấy, bức tranh đầu tư ngoài ngành, đặc biệt là vào lĩnh vực ngân hàng của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khá nhiều và dày đặc. Và phương án thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty có lẽ cần đề cập đến cả các trường hợp của các công ty con này. Nếu nhìn tổng thế hơn, toàn bộ khối ngành tài chính - ngân hàng - bảo hiểm - chứng khoán - nhà đất thì câu chuyện đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty khá phức tạp.

Ngoài các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tập đoàn kinh tế khác cũng đang nắm giữ không ít các ngân hàng: tập đoàn BRG nắm giữ SeABank, tập đoàn FPT và tập đoàn Doji sở hữu Tienphong Bank, tập đoàn T&T nắm giữ SHB (với Vinacomin và VRG)...

Các DN ham đầu tư vào lĩnh vực tiền tệ (ảnh minh họa)
Các DN ham đầu tư vào lĩnh vực tiền tệ (ảnh minh họa)

Một vấn đề lớn khác trong sở hữu ngân hàng ở Việt Nam lại là tình trạng sở hữu chéo, sở hữu lẫn nhau giữa các ngân hàng. Vietcombank đang là cổ đông tại MBB, Phương Đông (OCB); Agribank đang sở hữu ngân hàng Hàng Hải (MSB), MSB đang sở nắm giữ trên 10% cổ phần của MBB...

Nhưng, một dạng sở hữu chéo gián tiếp là một pháp nhân hoặc một cá nhân đầu tư vào nhiều ngân hàng khác nhau. Đơn cử, Công ty TNHH MTV Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đang góp vốn kinh doanh vào 3 ngân hàng: Liên Việt, Xuất Nhập Khẩu (Eximbank - EIB) và ngân hàng Đông Á.

Ngoài ra, tình trạng các đại gia nắm giữ cổ phần của nhiều ngân hàng cũng là chủ đề đáng quan tâm.

Những rủi ro

Việc DN đang nắm giữ các ngân hàng hiện nay là điều đáng phải bàn. Trong bối cảnh pháp lý, hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay rất dễ biến thành các kênh huy động vốn của cho tập đoàn, các công ty con, công ty sân sau của tập đoàn, của các cá nhân có ảnh hưởng đối với tập đoàn.

Con đường cấp vốn đầu tiên sẽ thông qua kênh tín dụng trực tiếp. Mọi người có quyền đặt dấu hỏi khi mà ngân hàng Phương Tây là chủ nợ lớn nhất của chính hai cổ đông lớn của mình là Công ty CP phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC), Công ty CP Công nghệ viễn thông Sài Gòn (SGT), và hai công ty này đều là thành viên của Tập đoàn đầu tư Sài Gòn (SGI).

Con đường thứ hai ít người biết hơn nhưng lại nguy hiểm hơn rất nhiều. Ngân hàng ủy thác đầu tư cho một công ty thứ ba để đầu tư vào một công ty. Việc ủy thác đầu tư này có thể thấy rõ trong phi vụ làm ăn của Habubank và Bianfishco. Habubank ủy thác cho một CTCP Đầu tư và Tư vấn dịch vụ Hồ Mây, để công ty này đầu tư số lượng lớn vào Bianfishco. Điều này hoàn toàn có thể dẫn nguy cơ: dưới tác động của các "ông chủ", ngân hàng ủy thác đầu tư cho một công ty (có thể do chính các ngân hàng cùng với các cá nhân thân thuộc thành lập) để đầu tư vào công ty con của tập đoàn, các công ty sân sau của người có ảnh hưởng.

Bản chất của việc ủy thác đầu tư là đúng đắn và là con đường tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, nó cũng rất dễ bị lợi dụng trong bối cảnh pháp lý chưa rõ ràng, thị trường cũng chưa phát triển toàn diện và tính minh bạch của thị trường cũng chưa cao.

Ngoài ra, tình trạng sở hữu chéo ngân hàng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Trong đó, rủi lớn nhất, phải kể đến tình trạng vô hiệu quá các quy định về giới hạn tín dụng. Theo quy định hiện tại, một tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng quá 15% vốn tự có đối với một khách hàng. Tuy nhiên, khi sở hữu chéo lẫn nhau thì quy định này sẽ bị vô hiệu hóa. Ngoài ra, các quy định về các đối tượng cấm cho vay, hạn chế cho vay cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Điều này đơn cử, pháp luật không cho phép tổ chức tín dụng cho vay đối với chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, người thân của họ và một số đối tượng khác. Tuy nhiên, những người lại lại có thể vay ở tổ chức tín dụng khác mà tổ chức của mình là cổ đông lớn. Sự minh bạch hay không khi ra phán quyết tín dụng ở các cấp nà sẽ là câu hỏi lớn.

Trần Anh Tuấn

Diễn đàn kinh tế VN

Các tin tức khác

>   Ngân hàng vẫn "nắm đằng chuôi” khi giảm lãi suất (09/09/2012)

>   Bí thư Đà Nẵng 'nắn gân' ngân hàng (08/09/2012)

>   Không có việc vay vốn IMF để giải quyết nợ xấu (07/09/2012)

>   Tuần 27-31/08: Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn giảm so với tuần trước (07/09/2012)

>   Vẫn còn 22.7% các khoản vay cũ có lãi suất trên 15%/năm (07/09/2012)

>   IMF khuyến nghị VN không nên nới lỏng chính sách (07/09/2012)

>   Đồng loạt tăng lãi suất huy động vàng (07/09/2012)

>   Tăng trưởng tín dụng: Nới trong tầm kiểm soát (07/09/2012)

>   Ngân hàng phải "khó tính" hơn với quản trị rủi ro (07/09/2012)

>   Kiều hối đã đạt 6 tỉ đô la Mỹ trong nửa đầu năm nay (07/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật