Thứ Sáu, 14/09/2012 21:48

Gia tăng mua bán, sáp nhập theo chiều dọc

Lâu nay các doanh nghiệp thực hiện mua bán, sáp nhập (M&A) chủ yếu với các công ty trong cùng lĩnh vực (theo chiều ngang), nhưng số vụ M&A theo chiều dọc (trong chuỗi cung ứng) đang gia tăng, theo báo cáo về M&A của Việt Nam 2012.

Theo báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) được công bố hôm 14-9 tại hội nghị cạnh tranh ASEAN lần thứ hai tại TPHCM, các thương vụ M&A trong thời gian qua chủ yếu được thực hiện theo chiều ngang.

Trong đó, các công ty nước ngoài thường vào thị trường Việt Nam thông qua M&A với các công ty trong cùng lĩnh vực. Đây cũng là chiến lược mới để thâm nhập thị trường, thay vì đầu tư trực tiếp nước ngoài như trước đây. Điều này thể hiện rõ ở các công ty Nhật Bản.

Tuy nhiên, số vụ M&A theo chiều dọc đang gia tăng, đặc biệt giữa các doanh nghiệp trong nước, với mục đích chính là tận dụng nguồn cung nguyên liệu đầu vào để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hoặc tận dụng hệ thống phân phối sẵn có để giảm chi phí.

Theo ông Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Viasa, nông nghiệp trước giờ là ngành căn bản của Việt Nam, và các quốc gia như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc luôn cần nguồn nguyên liệu cung ứng. Do đó, các nhà sản xuất ở những nước này cho biết, họ muốn mua lại các công ty Việt Nam trong ngành này nếu có giá rẻ.

Theo bà Trần Phương Lan, Trưởng ban giám sát và quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh), Luật Cạnh tranh Việt Nam chưa kiểm soát được tập trung kinh tế theo chiều dọc, trong khi đó sắp tới sẽ xuất hiện tập trung kinh tế theo chiều dọc. Hiện thị phần là tiêu chí duy nhất được quy định để đánh giá doanh nghiệp có tập trung kinh tế hay không.

Ngành tài chính – ngân hàng, và hàng tiêu dùng được dự báo là các ngành sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về hoạt động M&A trong thời gian tới, theo báo cáo.

Cụ thể, đối với ngành tài chính – ngân hàng, theo Đề án 254 về Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, Chính phủ chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất, mua bán lại theo nguyên tắc tự nguyện để tăng quy mô và khả năng cạnh tranh.

Do đó, báo cáo cho rằng, trong thời gian tới thị trường sẽ tiếp tục được chứng kiến các thương vụ ngân hàng sáp nhập tự nguyện. Hiện ngành này có số vụ cũng như giá trị giao dịch M&A lớn nhất. Theo công ty tư vấn Nexus Group, tính đến tháng 9-2011, tổng giá trị M&A trong ngành này chiếm 55% tổng giá trị các M&A trong năm 2011.

Hoạt động M&A trong ngành hàng tiêu dùng cũng được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong năm 2012 và một số năm tiếp theo. Nguyên nhân, Việt Nam là thị trường tốt với dân số trẻ và thu nhập ngày càng tăng, các doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn về vốn, và việc thiếu vốn lẫn kinh nghiệm phát triển ngành buộc các doanh nghiệp hàng tiêu dùng trong nước phải tìm đến nhà đầu tư nước ngoài. Trong năm 2011, tổng giá trị M&A trong năm 2011 đạt trên 6,2 tỉ đô la Mỹ, trong đó giá trị các thương vụ M&A trong ngành hàng tiêu dùng đạt hơn 1,2 tỉ đô la Mỹ, với 26 vụ.

T.Thu

TBKTSG Online

Các tin tức khác

>   NHS: Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng (14/09/2012)

>   Techcombank tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng  (30/11/2006)

>   Techcombank tăng vốn điều lệ lần 2/2006 (24/10/2006)

>   Techcombank về tăng vốn điều lệ lên 830.895 tỉ đồng (19/01/2006)

>   Techcombank: 3 lần tăng vốn điều lệ trong vòng hai tháng  (05/10/2005)

>   Vinaruco thoái vốn tại Quỹ Đầu tư CK Con hổ VN (14/09/2012)

>   Techcombank tăng vốn điều lệ lên 498 tỷ đồng  (28/09/2005)

>   Techcombank: Tình hình hoạt động tháng 3/2005 (09/04/2005)

>   Techcombank tăng vốn lên 234 tỷ đồng (20/08/2004)

>   NHNN không chấp thuận phương án tăng vốn của LienVietPostBank (14/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật