Thứ Tư, 12/09/2012 13:48

Cổ phiếu Than - Khoáng sản: Sắc xám lợi nhuận!

Ở những giai đoạn le lói khởi sắc của TTCK trong bối cảnh ảm đạm chung thì cổ phiếu ngành than khoáng sản vẫn có được những giây phút thăng hoa nhờ dòng tiền đầu cơ và sự kỳ vọng kết quả kinh doanh đột biến ở một số ít doanh nghiệp.

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2012, nhìn toàn cảnh kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành cho thấy một màu sắc ngược lại – Những con số mang sắc xám ảm đạm.

Cổ phiếu ngành than TCS có biến động tích cực từ đầu tháng 9
Cổ phiếu ngành than TCS có biến động tích cực từ đầu tháng 9

2/3 doanh nghiệp than khoáng sản sụt giảm doanh thu

Có tới 20/30 doanh nghiệp ngành than khoáng sản niêm yết trên cả hai sàn có doanh thu thuần 6 tháng đầu năm sụt giảm so với cùng kỳ. Đáng chú ý hơn cả, những công ty có cổ phiếu từng tăng giá chóng mặt như CVN, BKC, KTBBGM lại dẫn đầu với mức giảm đến hơn 60% so với cùng kỳ.

Riêng BGM thậm chí không có một đồng doanh thu nào trong suốt 6 tháng đầu năm do ngưng hoạt động sản xuất để khắc phục sự cố kỹ thuật, hoàn chỉnh lại các công trình, bão dưỡng máy móc. Tuy nhiên, vì không công bố kịp thời về sự việc trên nên BGM bị cảnh cáo trên toàn thị trường.

Với KTB, đơn vị giải thích doanh thu giảm do các địa bàn khai thác bị ảnh hưởng bởi mùa mưa, sản lượng giảm mạnh trong kỳ. Bên cạnh đó, một số công trình khai thác đang trong giai đoạn mở rộng sản xuất.

Còn CVN, BKC không có giải thích rõ ràng về sự sụt giảm đột ngột này.

Trong những đơn vị còn lại ghi nhận sụt giảm doanh thu cũng xuất hiện những tên tuổi lớn trong ngành với doanh thu hàng trăm đến hàng ngàn tỷ đồng như THT (840 tỷ đồng), NBC (849 tỷ đồng), TC6 (1,905 tỷ đồng), TDN (1,577 tỷ đồng).

Ở mặt tích cực, có 10 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm như TVD (+8.45%) đạt 1,351 tỷ đồng, TCS (+16.36%) đạt 1,840 tỷ đồng, MDC (+23%) với 949 tỷ đồng hay LCM, SQC lần lượt tăng 146.44% và 168%, đạt 56.56 tỷ đồng và xấp xỉ 319 tỷ đồng.

Chỉ có 5 đơn vị tăng trưởng lợi nhuận

Xét về lợi nhuận, trong tổng số 30 doanh nghiệp niêm yết ngành này, chỉ có 5 doanh nghiệp lãi ròng tăng trưởng tốt và tương đối khả quan trong 6 tháng đầu năm. Cụ thể, KTB có lợi nhuận gấp hơn 3 lần cùng kỳ, đạt 40.3 tỷ đồng bất chấp doanh thu thuần giảm đến 66%. Việc lợi nhuận đột biến chủ yếu do công ty này được hưởng cổ tức 17% từ việc đầu tư vào công ty khác, trong khi hoạt động kinh doanh chính gặp nhiều khó khăn.

SQC và LCM có mức tăng trưởng lợi nhuận trên dưới 160% so với cùng kỳ, đạt 85.68 tỷ đồng và 28.96 tỷ đồng. SQC giải thích sự tăng trưởng mạnh chủ yếu nhờ chuyển sang sản xuất các thành phẩm từ titan thay vì bán thô nên giá trị xuất khẩu đạt cao hơn, trong khi LCM cho rằng do công ty đẩy mạnh khai thác nên dẫn đến doanh thu và lợi nhuận đều tăng mạnh.

Còn lại BMC và TCS có lãi ròng bán niên tăng gấp đôi và gấp rưỡi so với nửa đầu năm 2011, đạt 53.73 tỷ đồng và 64.5 tỷ đồng. TCS giải thích đơn giản là do công ty bán đất lẫn than với giá trị tăng gấp đôi cùng kỳ dẫn đến lợi nhuận tăng vọt.

BMC không đưa ra lời giải thích nào, nhưng BMC hiện đang hoạt động trên cùng lĩnh vực và địa bàn với SQC, cộng với việc công ty liên tục đầu tư các nhà máy xỉ titan có thể thấy lợi nhuận BMC tăng mạnh chủ yếu nhờ bán titan thành phẩm với giá cao, thay vì bán thô như trước đây.

Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành còn lại đều có lợi nhuận ròng giảm, đặc biệt những công ty như KSH, CVN và ALV có lãi ròng vỏn vẹn 90 triệu, 57 triệu và 198 triệu đồng. Với KSH, lại một tập đoàn lớn về khai thác và chế biến khoáng sản nhưng năm 2012 Tập đoàn lại đề ra các kế hoạch như tập trung hoàn thành một số dự án đã đầu tư vốn và đưa vào khai thác như dự án rút sợi thép; thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư đang thực hiện dở dang như Nhà máy gạch Hamico II; triển khai các dự án chăn nuôi, bắt đầu với việc lập dự án 10 trang trại tập trung tại khu vực Hà Nam, Nam Định để năm 2012 đưa 5 trang trại vào hoạt động.

Một thành viên của KSH là KSS thậm chí còn báo lỗ hơn 9 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi ròng trên 18 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp khác cũng báo lỗ như BKC (-6.8 tỷ đồng), KHB (-4.98 tỷ đồng), MIC (-7.5 tỷ đồng)...

Có thể thấy hầu hết các cổ phiếu ngành than khoáng sản đều có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) thấp, số đơn vị có ROE chưa đến 10% chiếm khá nhiều.

Trong đó có đến 8 doanh nghiệp ghi nhận thua lỗ trong 6 tháng đầu năm. Còn KSH, CVN, CTA, ALV... có ROE chưa đến 1% và đây cũng là những mã có ROA nhỏ nhất trong ngành.

Viết Vinh (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   CII: 16/09 dự kiến thu phí xe qua cầu Bình Triệu 1 (12/09/2012)

>   Cú sốc "Cường Đô la" (12/09/2012)

>   PPC: Giải trình ý kiến ngoại trừ BCTC SX bán niên 2012 (12/09/2012)

>   CYC: Tình hình quản trị Công ty 6 tháng 2012 (12/09/2012)

>   CIG: HĐQT điều chỉnh kế hoạch 2012 (12/09/2012)

>   CDC: Sau soát xét lợi nhuận trước thuế giảm gần 1 tỷ đồng (12/09/2012)

>   CSG dự chi 240 tỷ đồng để ứng trước cho cổ đông (12/09/2012)

>   PV Trans Pacific lỗ ròng 6 tháng hơn 29 tỷ đồng (12/09/2012)

>   PPG: HNX yêu cầu giải trình ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán (12/09/2012)

>   FMC: Doanh số tháng 8 giảm 20% so cùng kỳ (12/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật