Thứ Hai, 24/09/2012 17:00

Cổ phiếu cao su thiên nhiên: Buồn lòng vì giá

Nếu như năm 2011, lợi nhuận ngành cao su thiên nhiên tăng trưởng tốt nhờ giá, thì năm nay lợi thế này gần như không còn. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ cao su cũng sụt giảm nghiêm trọng. Đây có thể xem là yếu tố then chốt khiến cho kết quả kinh doanh ngành cao su thiên nhiên thấp hơn nhiều so cùng kỳ năm trước.

Giá cao su thiên nhiên thế giới èo uột

Khủng hoảng nợ công Châu Âu kéo dài từ năm 2010 đến nay không chỉ làm cho nền kinh tế trong khu vực suy yếu mà còn có tác động lan tỏa sâu rộng đến các nền kinh tế lớn khác trên thế giới.

Các quốc gia tiêu thụ nhiều cao su thiên nhiên như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ đều bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng này, dẫn đến giá cao su thiên nhiên thế giới trong 8 tháng qua không mấy khả quan.

Cụ thể, từ tháng 1 đến tháng 3, khi nguồn cung hạn chế bởi cây cao su ngưng khai thác trong thời kỳ rụng lá vào mùa khô, giá có tăng nhưng dừng ở khoảng 400 USD/tạ (đối với cả cao su chủng loại khủng như STR20 chỉ đạt 408 USD/tạ trong tháng 2). Bắt đầu từ tháng 4 trở đi, giá cao su rớt dần.

Biến động giá cao su thiên nhiên trong 8 tháng 2012 
 
 Nguồn: ARNPC

So với năm 2011, giá cao su thiên nhiên đã giảm rõ rệt. Bình quân 8 tháng, giá cao su năm nay đã giảm trên 100 USD/tạ, đặc biệt loại Malaysia Latex 60% giảm mạnh 202 USD cho 1 tạ.

So sánh gía cao su thiên nhiên bình quân 8 tháng đầu năm 2011 và 2012

 
 Nguồn: ARNPC

Trong tháng 9 này, nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu tốt lên khi Fed tung ra gói cứu trợ QE3 và Liên minh Châu Âu thành lập quỹ ESM - quỹ cứu trợ vĩnh viễn của Eurozone. Giá cao su cũng nhờ thế mà cải thiện nhẹ vào 2 tuần đầu tháng 9. Hy vọng rằng đây là dấu hiệu khởi sắc cho ngành cao su thiên nhiên thế giới.

Lợi nhuận doanh nghiệp cao su đồng loạt giảm

Doanh nghiệp cao su niêm yết kết thúc năm 2011 với mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng, song họ lại tỏ ra khá thận trọng trong năm nay. Hầu hết các công ty lớn đều đặt kế hoạch thấp hơn rất nhiều so với những gì đã đạt được ở năm trước.

Đơn cử như DPR đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 529 tỷ đồng, chỉ bằng 61% đã thức hiện năm 2011, công ty mẹ PHR chỉ đặt mục tiêu đạt 387 tỷ đồng bằng 47% lợi nhuận sau thuế năm trước, hay TRC cũng chỉ 304 tỷ đồng so với con số lợi nhuận trước thuế 568 tỷ đồng của năm ngoái.

 
 Nguồn: Vietstock Finance

Nguyên nhân của việc sụt giảm mạnh kế hoạch kinh doanh năm nay là do Tập đoàn Công nghiệp Cao su áp mức giá để xây dựng kế hoạch chỉ ở mức 67 triệu đồng/tấn mủ cao su, trong khi mức giá bình quân cả năm 2011 lên tới 95 triệu đồng/tấn. Ngoài ra, giá cao su thế giới 4 tháng cuối năm 2011 cũng giảm mạnh.

Biểu hiện của ngành cao su thiên nhiên trong bán niên đầu 2012 cho thấy, việc đặt ra kế hoạch kinh doanh như trên có thể xem là hợp lý.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2012, doanh nghiệp ngành cao su thiên nhiên đồng loạt sụt giảm  trong doanh thu. Cụ thể, DPR giảm 164 tỷ đồng (25%), TRC giảm 120 tỷ đồng, tương ứng 26%, chỉ riêng TNC đi ngược xu thế ngành khi gia tăng 28.2 tỷ đồng (31%).

 

Nguồn: Vietstock Finance

Do vậy, lợi nhuận sau thuế theo đà cũng giảm so với cùng kỳ. Giảm nhiều nhất phải kể đến là TRC 40% từ 168 tỷ đồng xuống 101 tỷ đồng. Cá biệt, TNC nhờ tăng doanh thu nên lọt khỏi vòng quay này, song lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ cũng chỉ nhích nhẹ 2% lên gần 55 tỷ đồng..

Dẫn đầu toàn ngành vẫn là cao su Phước Hòa với 976 tỷ đồng doanh thu thuần và 261 tỷ lợi nhuận sau thuế.

Về tỷ suất lợi nhuận gộp, 6 tháng đầu năm nay cũng giảm đáng kể so cùng kỳ. Đặc biệt với HRC con số này chỉ được 6%, giảm mạnh, đây cũng là công ty có tỷ suất lợi nhuận gộp thấp nhất, TNC tiếp tục đứng đầu ngành nhưng cũng chỉ đạt 39% so với 58% của kỳ trước.

Có thể thấy, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay thấp, một phần rất lớn đến từ biến động giá cao su trên thế giới. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ cao su của các ngành công nghiệp trong nước như ngành sản xuất ô tô khá ảm đạm. Chưa kể tình hình xuất khẩu cao su cũng không mấy sáng sủa khi giá xuất khẩu đã giảm 50% so với năm 2011 đi kèm là chính sách thuế chưa phù hợp.

Nỗi niềm doanh nghiệp

Trao đổi riêng với chúng tôi, ông Phạm Phi Điểu, người công bố thông tin của Cao su Đồng Phú (DPR) cho biết: “Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thấp hơn năm ngoái vì giá từ 5,000 USD/ tấn tụt mạnh xuống chỉ còn 2,000 USD/ tấn. Đồng thời, do kinh tế khó khăn, nhu cầu tiêu thụ cũng giảm mạnh”.

Với kết quả kinh doanh như trên, ông còn cho biết thêm, có thể công ty sẽ điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh.

Ông Dương Văn Khen, Kế toán trưởng, người công bố thông tin Cao su Phước Hòa, cho biết, trong 8 tháng đầu năm nay, công ty gặp thuận lợi về đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp, làm ra sản phẩm có chất lượng tốt. Tuy nhiên, công ty cũng gặp không ít khó khăn do giá giảm quá nhiều, vật tư lại tăng, lương công nhân theo doanh thu thấp.

Đại diện Cao su Tây Ninh, ông Nguyễn Thái Bình chia sẻ: “Năm nay, tình hình khai thác của TRC diễn ra bình thường, khả năng đạt được kế hoạch với trên 11,000 tấn. Tuy nhiên, khó khăn vẫn đến từ giá. Cụ thể, năm ngoái giá trên 90 triệu/tấn, đến năm nay tụt xuống còn khoảng 50 triệu/tấn, khiến lợi nhuận giảm sút rất nhiều. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương công nhân”.

Về triển vọng thời gian tới, ông Bình tỏ ra khá lạc quan khi cho rằng giá hiện nay đang nhích dần, mỗi ngày tăng lên khoảng 1 triệu/ tấn. Dó đó, TRC hi vọng giá tăng, tuy không bằng năm 2011 nhưng sẽ đảm bảo được kế hoạch đã đề ra”.

Trái lại, đưa ra nhận định từ đây cho đến cuối năm, ông Khen không mấy kỳ vọng giá sẽ tăng nhiều.

Hoạt động kinh doanh 8 tháng của các doanh nghiệp cao su

Trong 8 tháng năm 2012, công ty Cao su Tây Ninh lợi nhuận ước đạt 187 tỷ đồng.

Cao su Đồng Phú lãi gần 191 tỷ đồng thực hiện được 49% kế hoạch.

Với lượng giao bán trên 4,825 tấn, doanh thu cao su của HRC đạt 334.6 tỷ đồng.

Cao su Phước Hòa báo lãi sau thuế lũy kế 8 tháng ước đạt 402.6 tỷ đồng, bằng 79% kế hoạch cả năm.

Trong khi đó, Cao su Thống Nhất ước doanh thu đạt 203 tỷ đồng, tương đương 90% kế hoạch năm. ước lãi trước thuế 9 tháng vượt 94% kế hoạch năm.

 Mỹ Hà (Vietstock)

ffn

--------------------------------------------------

Đọc thêm:

* Doanh nghiệp ngành điện “thắng” lớn

* Lệch pha lợi nhuận doanh nghiệp dược

* Cổ phiếu Than - Khoáng sản: Sắc xám lợi nhuận!

* Điểm mặt những ngành nghề lỗ nặng nhất trên sàn

Các tin tức khác

>   HGM: Lãi ròng 66 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm (24/09/2012)

>   STC ký hợp đồng với Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán (24/09/2012)

>   SDJ: Báo cáo quản trị bán niên 2012 (24/09/2012)

>   BVG: Báo cáo tài chính bán niên công ty mẹ (24/09/2012)

>   VMD: Nghị quyết Đại hội cổ đông bất thường năm 2012 (24/09/2012)

>   BT6 lại "ngâm" BCTC hợp nhất SX bán niên 2012 (24/09/2012)

>   HASC lỗ lũy kế "ăn" gần hết vốn (24/09/2012)

>   Chứng khoán VPBank: 6 tháng lãi ròng gần 29 tỷ, gấp 3 lần cùng kỳ (24/09/2012)

>   HDC: Giải trình lợi nhuận ròng sau soát xét tăng 75% (24/09/2012)

>   SDG: 6 tháng lãi ròng 14 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ (25/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật