Thứ Bảy, 29/09/2012 11:23

“Chùn bước” niêm yết

Theo qui định mới của NHNN, bắt đầu từ 29/10/2012 các ngân hàng muốn niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ phải đáp ứng những yêu cầu mới, trong số đó có quy định về tỉ lệ nợ xấu bắt buộc dưới 3% trong 2 quý liên tiếp.

Nợ xấu của một số ngân hàng tính đến quý 2/2012 (Nguồn các tổ chức tín dụng)

Nhằm siết chặt và kiểm soát hệ thống ngân hàng, Thông tư số 26/2012/TT-NHNN của NHNN hướng dẫn thủ tục về việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK trong nước và nước ngoài của tổ chức tín dụng cổ phần, có hiệu lực kể từ ngày 29/10/2012. Theo đó các tổ chức tín dụng muốn niêm yết phải tuân thủ 9 điều kiện.

Thắt chặt về quản trị ngân hàng

Bà Phạm Thị Lan - Chuyên viên phân tích Cty CK MBB cho rằng, các điều kiện niêm yết trong Thông tư 26 có nhiều điểm mới so với quy định tại Quyết định số 787/2004/QĐ-NHNN (về việc ngân hàng TMCP đăng ký niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng). Đối với thời gian hoạt động của ngân hàng tối thiểu tính đến thời điểm niêm yết đề nghị giảm từ 5 năm xuống 2 năm. Theo đó, tỉ lệ nợ xấu dưới 3% so với tổng dư nợ tại thời điểm cuối quý trong thời gian 2 quý liên tiếp, thay vì 2 năm như trước đây.

Tuy nhiên, Thông tư 26 có những điều kiện thắt chặt hơn về vấn đề quản trị ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng TMCP khi niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng phải tuân thủ các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành liên tục trong 6 tháng liền kề trước thời điểm đề nghị niêm yết. Qua đó, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro bắt buộc theo quy định hiện hành của NHNN.

Tại thời điểm đề nghị, HĐQT, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng có số lượng và cơ cấu đảm bảo, có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật mới được niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng.

Ông Phạm Thành An - Chuyên gia phân tích về CP ngân hàng cho biết, Thông tư 26 sẽ hạn chế các ngân hàng niêm yết, bởi rất nhiều ngân hàng hiện chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ đạt chuẩn. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu cũng là một vấn đề thách thức đối với hệ thống ngân hàng của VN hiện nay. Việc quy định tỷ lệ nợ xấu dưới 3% của các ngân hàng khó có thể giải quyết trong một sớm, một chiều, do không phải ngân hàng nào cũng tuân thủ việc phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493 của NHNN, và thậm chí nhiều ngân hàng chưa trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ.

Ngoài BIDV, trong vài năm tới, sẽ khó có thêm cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên TTCK tập trung.
Ngoài các ngân hàng đã niêm yết công bố về nợ xấu thì tính đến quí II/2012 có tỷ lệ nợ xấu trên 3% như VCB, PVF (3,22%), BIDV (3,29%), BaovietBank (4,31%), PGBank (3,06%)…

Với tình hình kinh tế hiện nay, chắc chắn, khi bị thanh, kiểm tra, nhiều ngân hàng, kể cả các “ông lớn”, cũng không đáp ứng được tỷ lệ nợ xấu dưới 3% trong 2 quý liền kề”, Phó Tổng giám đốc một ngân hàng TMCP đã niêm yết khẳng định.

Thờ ơ với niêm yết ?

Đại diện ngân hàng Sumitomo cho rằng, nhiều ngân hàng VN chưa tuân thủ nghiêm quy định về phân loại nợ, áp dụng các thủ thuật đảo nợ, hoặc cố tình trốn tránh việc phân loại các món nợ vào nhóm 3 đến 5. Chính vì vậy, tỉ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng của một số ngân hàng thấp hơn rất nhiều so với thực tế. Dù vậy, khi được hỏi về Thông tư 26, nhiều ngân hàng vẫn tỏ ra thờ ơ với, dù trước đó, nhiều ngân hàng tuyên bố sắp niêm yết.

Theo lãnh đạo UBCK nhà nước, một loạt ngân hàng khác như Nam Á, Đại Á, Đông Á,… đã rậm rịch lên kế hoạch niêm yết từ trong năm nhưng nếu chiểu theo Thông tư 26 sẽ phải hoãn lại vô thời hạn.

Ngay cả “ông lớn” BIDV cũng phải thông báo hoãn niêm yết cổ phiếu, do thị trường đi xuống. Lý do mà các ngân hàng đưa ra là, thị trường đang ảm đạm, cổ phiếu gân hàng rớt giá, nên việc niêm yết không thuận lợi, mục tiêu huy động vốn của ngân hàng khó khả thi. Chưa kể, thời gian gần đây, một số ngân hàng lớn bị thâu tóm qua sàn chứng khoán cũng làm chùn tay không ít các ngân hàng.

Từ những phân tích trên theo dự báo của nhiều chuyên gia, ngoài BIDV, trong vài năm tới, sẽ khó có thêm cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên TTCK tập trung.

Tính đến nay, toàn hệ thống ngân hàng có 9 tổ chức tín dụng niêm yết trên TTCK gồm: 8 ngân hàng là ACB, CTG, EIB, MBB, NVB, SHB, STB, VCB và 1 Cty tài chính là PVF - (một con số quá nhỏ so với thị trường khu vực). Ngoài ra, còn có BIDV (với mã chứng khoán BID) đã nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE từ ngày 25/5/2012 nhưng tạm hoãn cho đến nay.

Phương Hà

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   SVT: Trả cổ tức 2011 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 10% (28/09/2012)

>   BIDV sắp niêm yết 2.3 tỷ cổ phiếu trên HOSE (28/09/2012)

>   Lên sàn thời gian khó (28/09/2012)

>   SLS: 16/10 bắt đầu giao dịch với giá 20,700 đồng/cp (27/09/2012)

>   DLG: Niêm yết 31.8 triệu cổ phiếu phát hành thêm (27/09/2012)

>   PSE: Bản cáo bạch và các phụ lục niêm yết lần đầu (27/09/2012)

>   SD3, SME bị hủy niêm yết từ ngày 26/10 (27/09/2012)

>   PHT: Lấy ý kiến niêm yết bổ sung 1.44 triệu cp (26/09/2012)

>   FBT có khả năng hủy niêm yết bắt buộc (26/09/2012)

>   CSG hủy niêm yết từ ngày 04/10 để giải thể (26/09/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật