Thứ Tư, 15/08/2012 21:24

Thương mại Việt – Trung: Việt Nam vẫn bất lợi

Nhiều tháng gần đây, quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc có những căng thẳng nhất định nhưng quan hệ thương mại Việt – Trung vẫn tăng. Và dù xuất khẩu có tăng nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục nhập siêu lớn từ Trung Quốc.

Xuất khẩu gạo, giày dép tăng vọt

Theo trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, bộ Công thương, kể từ đầu năm, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc liên tục tăng, một phần là do trong những tháng vừa qua Trung Quốc đẩy mạnh thu mua nông lâm sản của nước ta. Trong bảy tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này đạt khoảng 7,13 tỉ USD, tăng 24,02% so với cùng kỳ năm 2011.

Với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,01 tỉ USD, máy tính linh kiện điện tử tiếp tục duy trì là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc trong bảy tháng đầu năm nay, so với cùng kỳ 2011 tăng gần 128%. Gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ năm của nước ta sang thị trường này, với kim ngạch đạt 536,08 triệu USD, tăng 318,65%. Trung Quốc đang là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, theo cảnh báo của một số chuyên gia ngoại thương, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc ẩn chứa nhiều rủi ro về thanh toán. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc còn yêu cầu doanh nghiệp trộn gạo thơm với gạo cấp thấp, từ đó ảnh hưởng đến thương hiệu gạo của Việt Nam. Dự kiến Trung Quốc có thể mua tới 1,5 – 2 triệu tấn gạo của Việt Nam trong năm nay, theo cả đường chính ngạch và tiểu ngạch, gấp hơn sáu lần năm ngoái.

Một số mặt hàng chủ lực khác của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bảy tháng đầu năm nay cũng đạt được mức tăng khá so với cùng kỳ năm ngoái như: gỗ và sản phẩm gỗ tăng 20,22%, đạt 415,4 triệu USD; giày dép các loại đạt 179,43 triệu USD, tăng 440,85%; hạt điều tăng 6,33%, đạt 142,14 triệu USD; thuỷ sản tăng 8,16%, đạt 127,78 triệu USD…

Mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh nhất trong bảy tháng là cao su: giảm 28,99%, đạt 672,24 triệu USD. Trong những tháng vừa qua, xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc liên tục giảm, do phía Trung Quốc vẫn tiếp tục phong tỏa khu vực biên giới khiến lượng cao su xuất khẩu tiểu ngạch sụt giảm mạnh. Ngoài ra, tại Trung Quốc giá săm lốp cao khiến cho hàng không tiêu thụ được, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy yếu. Ngành sản xuất săm lốp của Trung Quốc không chịu nổi mua giá nguyên liệu cao khiến cho nhu cầu nhập khẩu cao su cũng giảm mạnh.

Nhưng vẫn tiếp tục nhập siêu lớn…

Cũng theo thống kê (chưa đầy đủ) của bộ Công thương, trong bảy tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 15,17 tỉ USD, tăng 14,57% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, Việt Nam tiếp tục nhập siêu từ thị trường này là trên 8 tỉ USD.

Từ việc thặng dư thương mại vào năm 2000 (hơn 135 triệu USD), nước ta đã chịu thâm hụt với Trung Quốc vào năm 2001, và mức thâm hụt này đã tăng liên tục, đặc biệt là từ năm 2006 đến nay. Nguyên nhân, theo đánh giá của bộ Công thương, là do ngành công nghiệp phụ trợ trong nước yếu, Việt Nam phải nhập khẩu các nguyên liệu vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước và cho xuất khẩu. Do gần về mặt địa lý và Trung Quốc có những loại đầu vào phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước, nên nhập khẩu từ thị trường này tăng.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục trúng thầu các công trình và dự án lớn. Các gói thầu mà các doanh nghiệp Trung Quốc trúng lại thường được các nhà thầu Trung Quốc làm trọn gói từ khâu thiết kế, mua sắm thiết bị đến xây dựng. Điều này dẫn đến tình trạng các công trình đều nhập thiết bị, đầu vào từ Trung Quốc, qua đó làm tăng áp lực đối với nhập siêu.

Hà Nguyễn

Sài Gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Ai dễ dãi trong cấp phép khai thác khoáng sản? (15/08/2012)

>   7 tháng, Việt Nam xuất siêu 88 triệu USD (15/08/2012)

>   Kỳ lạ, bán điện cho EVN với giá 0 đồng/kwh (15/08/2012)

>   Khi đại gia 'nhập trại' vì nợ nần (15/08/2012)

>   TPHCM: Bắt đầu thanh tra hai bến xe và chín hãng xe khách (15/08/2012)

>   Doanh nghiệp chế biến thủy sản lao đao (15/08/2012)

>   Nguy cơ tắc nghẽn thị trường (15/08/2012)

>   Du khách còn xài tiền quá ít (15/08/2012)

>   Các đơn vị vận tải tăng giá cước 6-8% (15/08/2012)

>   Nhà đầu tư ngoại đánh giá cao thông điệp của VN (14/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật