Thứ Tư, 08/08/2012 15:56

PVN thoái vốn ngoài ngành: Không nên dùng “kịch bản” chung

PVN kiến nghị được giữ lại 20% cổ phần tại PVF vì về bản chất, PVF là đơn vị cung cấp dịch vụ cho tập đoàn và các đơn vị thành viên cũng như các tổ chức xã hội.

Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Thiện Bảo, Tổng giám đốc Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí (PVF) cho biết, thời gian qua, PVF hoạt động hiệu quả, với chức năng chính là thu xếp vốn cho các dự án trọng điểm của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) cũng như quản trị rủi ro tài chính cho tập đoàn.

Quan điểm của ông về kiến nghị của PVN được giữ lại 20% cổ phần tại PVF?

Tôi cho rằng khái niệm trong ngành hay ngoài ngành quả thực là có nhiều cách suy nghĩ khác nhau. Hiện PVN đã xác định 5 lĩnh vực cốt lõi, trong đó không có lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Vậy thì cứ tạm chấp nhận là PVF không thuộc lĩnh vực chính của ngành dầu khí. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng, bản thân PVF khi thành lập có sứ mệnh rất rõ ràng, đó là đứng ra thu xếp vốn cho các dự án trọng điểm của tập đoàn, đưa ra các giải pháp quản trị nguồn vốn của tập đoàn. Như vậy, về bản chất, PVF là đơn vị cung cấp dịch vụ cho tập đoàn và các đơn vị thành viên cũng như các tổ chức xã hội. Nhưng hơn hết, khi PVN thấy nhu cầu đầu tư phát triển của m&igr

Nếu kiến nghị này của PVN không được chấp thuận, thì kịch bản mà PVF chuẩn bị sẽ như thế nào, thưa ông?

Về phía PVN cũng như PVF thời điểm hiện nay đã nhận được chỉ đạo về việc giảm vốn từ Thủ tướng. Nếu như vậy thì PVF trở thành một tổ chức hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu thoái hết 100% vốn của tập đoàn tại PVF cũng sẽ có những cái khó, đặc biệt sẽ khó đạt được mục tiêu của tập đoàn. Ví dụ, nếu duy trì phần vốn của PVN tại PVF ở mức nào đó, thì tập đoàn có thể thông qua người đại diện vốn để đưa ra những yêu cầu. Người đại diện vốn có trách nhiệm thực hiện lợi ích của tập đoàn vì tập đoàn đầu tư vốn, vậy tôi phải đem lại lợi ích cho tập đoàn.

Chính phủ cũng đã ra quy định các tập đoàn buộc phải thoái vốn nhưng lại không được bán dưới giá vốn. Ông bình luận gì về vấn đề này?

Tôi nghĩ, quy định đó cũng không rõ lắm, vì giá là do cung - cầu thị trường quyết định. Cũng như PVF đã niêm yết trên thị trường, thì giá cổ phiếu là do thị trường quyết định. Cái đó phụ thuộc vào chất lượng hoạt động, tiềm năng phát triển… để thị trường định giá. Còn muốn thoái vốn thì đương nhiên, bán phải có người mua. Còn việc bán giá nào có lợi? Cái này thì bản thân tập đoàn là người sở hữu cũng phải cân nhắc. Giả sử nếu bán được giá để đầu tư vào lĩnh vực khác có lợi hơn, theo câu chuyện kinh doanh thông thường, thì cũng nên làm. Chẳng hạn hiện đầu tư vào thăm dò khai thác, lãi tới 30% vốn. Vì vậy cho dù bán được PVF,

Còn nếu bảo phải bán bằng được, bằng mọi giá để giảm xuống còn 20% hay 0% thì tôi cho rằng chắc không có ai làm cách đó. Không nên hiểu cách chỉ đạo của Chính phủ theo cách là bán bằng mọi giá.

Xin cảm ơn ông!

Khanh Đoàn thực hiện

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   DIC: Tăng vốn điều lệ lên gần 164.5 tỷ đồng (08/08/2012)

>   VNM: 21/08 GDKHQ nhận 20% cổ tức bằng tiền (08/08/2012)

>   SHB chính thức tiếp quản Habubank (07/08/2012)

>   ALP: Hoàn tất phát hành 127.9 triệu cp hoán đổi với Đầu tư Alphanam (07/08/2012)

>   Sữa Abbott thâu tóm nhà phân phối 3A (07/08/2012)

>   Lộ trình ba năm thoái vốn đầu tư ngoài ngành (07/08/2012)

>   Đường đi của 25 triệu cổ phần đại gia Diệu Hiền (07/08/2012)

>   Vinaconex20 bị xử phạt 207 triệu đồng (06/08/2012)

>   KimLien dự kiến phát hành 1 triệu cổ phiếu thưởng (06/08/2012)

>   GIL: Phát hành 600,000 cp cho cán bộ công nhân viên (06/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật