Những cuộc chiến tranh tê giác
Mặc dù sừng tê giác bị cấm buôn bán trên thế giới, nhu cầu của loại này đang ngày càng cao khi mà một tầng lớp trung lưu ở châu Á đủ tiền để mua.
Giá sừng tê giác được bán cho khách hàng bản địa từ 1.865 bảng Anh mỗi 100g và bán lại cho những người mua nước ngoài trên 6.340 bảng Anh. Năm 2011, chỉ tính riêng ở Nam Phi, đã có trên 400 tê giác bị săn trộm. Hiện nay, cả thế giới ước còn khoảng 16.000 tê giác, và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. Dưới đây là loạt ảnh đoạt giải nhất về đề tài Thiên nhiên năm 2012.
BRENT STIRTON, PHÓNG VIÊN CAO CẤP CỦA GETTY IMAGES
THEO WOLRD PRESS PHOTO
Một người cầm chiếc sừng của một con tê giác trắng do một nhân viên thú y lấy khỏi con vật để bảo vệ nó không bị săn trộm.
Một con tê giác đen đã bị nhân viên thú y tháo sừng, đang đi lang thang trong các lùm cây sau khi bị bọn săn trộm bắn bốn lần, cạy lấy gốc sừng, và bỏ con vật bị nhiễm trùng và chết.
Sau khi được các nhân viên kiểm lâm giám sát tại khu bảo rồn Tugela, ở Nam Phi, một con tê giác đực đã cặp với một con tê giác cái bị bọn săn trộm dừng cưa máy cưa sừng.
Xác một con tê giác trắng bị đánh bẫy để lấy sừng, nằm bên khu dự trữ Selatti.
Một con tê giác trắng và con tê giác nghé đang đi lang thang tại khu dự trữ Hluhluwe-Umfolozi. Khu dự trữ này là nơi tê giác sống nhiều nhất, khoảng 2.300 con.
Một bộ da tê giác trắng được muối để thuộc sau một buổi sáng đi săn tê giác tại trang trai của Dawie Groenewald, gần thị trấn Messina.
Một nhân viên của tổ chức chống săn trộm động vật đang huấn luyện cho các nhân viên kiểm lâm bảo vệ tê giác.
Một nhân viên thú y đang tháo sừng một con tê giác trắng, như là một biện pháp chống săn trộm.
Một con tê giác đen đang được chuyển đi sau khi bị bắt trong một chương trình di dời động vật đến một nơi an toàn hơn, tại khu dự trữ Hluhluwe-Imfolozi Game.
Một đội nhân viên chống săn trộm tê giác trắng canh gác 24/24 tại khu bảo tồn Ol Pejeta, ở Keynia. Công viên này là nơi trú ẩn của bốn trong tám con tê giác trắng phương bắc còn lại trên thế giới, một loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.
Một phụ nữ đang mài sừng tê giác để uống tại Bảo Lộc, Việt Nam. Bà cho biết sừng tê giác giúp chữa chứng sạn thận của bà.
SÀI GÒN TIẾP THỊ
|