Thứ Năm, 30/08/2012 17:30

Lợi nhuận CTCK: Điểm sáng trong bức tranh tối

Bức tranh lợi nhuận 6 tháng đầu năm của các công ty chứng khoán thực sự “không đến nỗi tệ”, nhưng hệ quả từ hoạt động kinh doanh thua lỗ ở các năm trước mới chính là điều đáng lo ngại.

Tổng lãi lỗ của các CTCK 6T/2012 (tỷ đồng)


Điểm sáng…

Thống kê báo cáo tài chính bán niên soát xét của hơn 70 công ty chứng khoán cho thấy, có 25 đơn vị báo lỗ với giá trị 1,205 tỷ đồng và 48 doanh nghiệp báo lãi với con số hơn 1,172 tỷ đồng.

Top 10 CTCK lãi và lỗ nhiều nhất 6 tháng đầu năm
Đvt: tỷ đồng

Lỗ “khủng khiếp” nhất là Sacombank-SBS (SBS) với 1,008 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức lỗ cả năm 2011. Con số này được ghi nhận tại báo cáo tài chính soát xét đặc biệt thực hiện bởi Ernst & Young. Đây được xem là “hậu quả” của thế hệ lãnh đạo trước của SBS mang lại. Không chỉ lỗ khủng, SBS còn có vốn chủ sở hữu âm 256 tỷ đồng tính đến hết tháng 6/2012. Tổng tài sản giảm gần 60% so với đầu năm, chỉ còn 1,480 tỷ đồng.

Ngay khi công bố bản báo cáo đặc biệt này, lãnh đạo mới của SBS đã đề ra một số biện pháp tái cấu trúc hoạt động công ty nhằm vượt qua giai đoạn khủng hoảng này. Theo đó, SBS sẽ tiến hành khôi phục vốn điều lệ ở mức cao hơn vốn pháp định cần thiết và đảm bảo chỉ tiêu vốn khả dụng theo quy định hiện hành.

Lỗ lớn trên thị trường còn có VIG, PHS đều là những công ty chứng khoán đang niêm yết trên sàn. VIG có mức lỗ 66 tỷ đồng và PHS lỗ 50.58 tỷ đồng. Một số công ty chứng khoán đang niêm yết khác cũng báo lỗ là SVSTAS với 10.74 tỷ đồng.

VIG giải thích khoản lỗ trong 6 tháng đầu năm chủ yếu do công ty chưa khắc phục được những khoản dự phòng dù lãi ròng quý 2 đạt gần 20 tỷ đồng.

Tương tự, PHS cũng cho biết kết quả kinh doanh lỗ bắt nguồn từ những khoản dự phòng giảm giá chứng khoán và nợ phải thu khó đòi. Mức lỗ 6 tháng đầu năm đã nâng số lỗ lũy kế tính đến hết tháng 6 của PHS lên 97.46 tỷ đồng và kéo giảm vốn chủ sở hữu xuống còn 204.57 tỷ đồng.

Nếu loại trừ mức lỗ khủng của SBS thì 6 tháng đầu năm, lỗ ròng của các công ty chứng khoán còn lại chưa đến 200 tỷ đồng, chiếm không đáng kể so với 1,200 tỷ đồng lợi nhuận của những công ty chứng khoán có lãi.

Thống kê 10 công ty chứng khoán có mức lợi nhuận tuyệt đối lớn nhất thì có đến 8 công ty đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Dẫn đầu là SSI với gần 255 tỷ đồng, HCM xếp sau với 164 tỷ đồng, những cái tên tiếp sau đó là BVS, VND, BSI, AGR, KLS… Hai công ty chứng khoán OTC có mức lợi nhuận thuộc Top 10 là FPTS với 81.25 tỷ đồng và Thiên Việt (TVSC) hơn 37 tỷ đồng, gần xấp xỉ mức đạt được của cả năm 2011.

Một số công ty chứng khoán từng lỗ lớn trước đây như MBS (tiền thân là Chứng khoán Thăng Long), SHS hay ORS đều có lãi dù còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, đây là nỗ lực của các công ty này trong quá trình tái cơ cấu hoạt động.

… và bức tranh tối

Mặc dù tổng lỗ của các CTCK trong 6 tháng đầu năm không cao, chưa đến 200 tỷ đồng, Nhưng điều đáng buồn là tới thời điểm này, rất nhiều công ty chứng khoán chưa khắc phục được lỗ luỹ kế, vốn chủ sở hữu ngày càng teo tóp, thậm chí nguy cơ mất hết vốn là hiện hữu.

Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, tính đến hết tháng 6, khoảng hơn 40 công ty chứng khoán chưa khắc phục được lỗ lũy kế từ các năm trước và mức lỗ đang ăn dần vào vốn khi đa số những công ty này đều có vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn điều lệ.

Top 10 CTCK lỗ luỹ kế nhiều nhất
Đvt: tỷ đồng

Đáng chú ý nhất là Chứng khoán Cao Su (RUBSE) vốn chủ sở hữu chỉ còn xấp xỉ 66 triệu đồng, chưa bằng 1% so với vốn điều lệ (40 tỷ đồng). Mức lỗ lũy kế của công ty đã xấp xỉ 40 tỷ đồng. Đây cũng là công ty đầu tiên có vốn khả dụng âm 8.54 tỷ đồng và tỷ lệ an toàn tài chính âm 18%.

RUBSE cũng là một trong 6 công ty chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt từ tháng 4/2012 do có tỷ lệ vốn khả dụng thấp hơn quy định. Mới đây, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty, ông Phan Minh Anh Ngọc bị bắt vì những sai phạm tài chính.

Chứng khoán Tầm Nhìn (HRS) có vốn chủ sở hữu chỉ còn 9.53 tỷ đồng trên vốn điều lệ 60 tỷ đồng. Lỗ lũy kế đến hết tháng 6 của công ty đã lên tới 50.5 tỷ đồng.

Chứng khoán Quốc Gia (NSI) có vốn điều lệ 50 tỷ đồng nhưng đến nay, vốn chủ sở hữu chỉ còn 18.53 tỷ đồng do công ty đang phải gánh khoản lỗ lũy 39.4 tỷ đồng. Điểm tích cực đối với NSI là trong 6 tháng đầu năm, công ty đạt lợi nhuận ròng trên 2.27 tỷ đồng.

Xét về mặt giá trị tuyệt đối, Chứng khoán MBS hiện có vốn điều lệ 1,200 tỷ đồng nhưng lỗ lũy kế chiếm khoảng 550 tỷ đồng, hay SHS lỗ 347 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ là 1,000 tỷ đồng. Tương tự, BVS, HPC, BSI, VIG, AVS, VDS, DVSC… đều có khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm hàng trăm tỷ đồng, thâm dụng lớn vào vốn điều lệ hiện có.

6 tháng cuối năm, thị trường chưa có điểm sáng nào thực sự mà lại rơi vào biến cố quá lớn khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ vì các sai phạm kinh tế khiến thị trường rơi vào vòng xoáy giảm giá. Tuy nhiên, điều này dường như ít ảnh hưởng đến công ty chứng khoán bởi lượng giao dịch nhìn chung vẫn đạt khá nên nguồn thu từ dịch vụ của các công ty có thể vẫn đảm bảo.

Viết Vinh (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   DMC: Lãi ròng giảm 1.7 tỷ do trình bày lại BCTC 2011 (30/08/2012)

>   ELC: Giải trình chênh lệch BCTC trước và sau soát xét bán niên 2012 (30/08/2012)

>   LBM: Sau soát xét, lãi ròng hợp nhất giảm 44% (30/08/2012)

>   GBS: Lãi ròng bán giảm 373 triệu đồng sau soát xét (30/08/2012)

>   SDT: Lãi ròng hợp nhất tăng 3.46 tỷ đồng sau soát xét (31/08/2012)

>   SDA nhận giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài (30/08/2012)

>   GMC chậm CBTT BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng 2012 (30/08/2012)

>   SHI giải trình vi phạm CBTT góp vốn thành lập công ty con (30/08/2012)

>   SJS thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (30/08/2012)

>   HLC: Lãi ròng 6 tháng giảm 37% còn 14.3 tỷ đồng (30/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật