Thứ Sáu, 03/08/2012 08:53

Địa ốc cầu cứu đầu ra

Nếu đầu ra của thị trường bất động sản không sớm được khơi thông, số doanh nghiệp “khai tử” sẽ tăng lên rất nhanh.

Khó khăn vẫn chồng chất

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư, sau lãi suất huy động giảm còn 9%/năm, người có nhu cầu thực về nhà ở đã bắt đầu tìm hiểu và tính đến việc mua nhà. Tuy nhiên, giao dịch chỉ tập trung ở những dự án có tầm giá trung bình, trong khi các phân khúc khác của thị trường vẫn “ngủ đông”.

Một số dự án căn hộ có giá trung bình (khoảng 1,5 tỷ đồng/căn trở lại) đã được mở bán và mang lại kết quả tương đối tốt, như Dự án 155 - Nguyễn Chí Thanh (quận 5), Dự án Âu Cơ Tower (Tân Phú), Dự án Cherry Thới An (quận 12)…

Ngoài mức giá khá “mềm”, một lý do quan trọng khác giúp các dự án này bán được hàng là công trình đã gần hoàn thiện.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, giai đoạn khó khăn hiện nay đã lên đến đỉnh điểm đối với các doanh nghiệp địa ốc. “Thực tế, các doanh nghiệp bất động sản đang oằn mình trả lãi vay. Nhiều doanh nghiệp không còn đủ sức cầm cự đã phải tạm ngưng hoạt động hoặc giải thể”, ông Châu nói và cho rằng, nếu thời gian tới, tình hình không có chuyển biến tích cực, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp bị phá sản.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Địa ốc Lê Thành, cho rằng, dù nói lãi suất cho vay đã giảm, nhưng thực tế lãi suất vẫn còn rất cao và việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng lúc này cũng không dễ dàng gì. Nguồn vốn chủ yếu mà doanh nghiệp trông đợi vẫn là vốn chủ sơ hữu và vốn huy động từ khách hàng. Nhưng vì không bán được hàng, nên doanh nghiệp không đủ vốn để tiếp tục triển khai dự án.

“Khách hàng thấy dự án chưa triển khai hoặc ngừng triển khai thì không dám mua. Khách hàng không mua, doanh nghiệp lại không có vốn xây dựng. Đây là vòng luẩn quẩn của thị trường bất động sản hiện nay”, ông Nghĩa nói và cho rằng, thị trường sẽ rất khó phục hồi, nếu đầu ra không được cải thiện.

Làm gì để kích cầu đầu ra?

Theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, tính đến tháng 6/2012, địa phương này còn tồn khoảng 400.000 căn hộ (gồm căn hộ đã hoàn thiện và đang xây dựng dở dang). Nếu so với nhu cầu nhà ở thực tế, lượng hàng tồn kho trên không nhiều, song so với thực tế giao dịch hiện nay của thị trường, thì con số đó lại rất lớn.

Ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư, một trong những giải pháp kích cầu mà các doanh nghiệp thực hiện gần đây để tự cứu mình là chuyển đổi công năng căn hộ, chia nhỏ căn hộ để tạo thanh khoản. Đơn cử, Công ty Địa ốc Đất Lành, chủ đầu tư các dự án Thái An 3 và 4 (quận 12), đang xin phép Sở Xây dựng chuyển 15 căn penthouse có diện tích 150 m2/căn thành 52 căn hộ thường.

Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, việc chia nhỏ căn hộ sẽ giúp Công ty dễ tiêu thụ sản phẩm hơn.

Ngoài Đất Lành, một số dự án cũng đang “chẻ” diện tích căn hộ để bán như dự án căn hộ chung cư Võ Đình (phường Thới An, quận 12) chia căn hộ từ diện tích 83 – 220 m2/căn thành các căn hộ 50 m2. Một dự án khác trên đường Âu Cơ (quận Tân Phú) cũng đang đề xuất với Sở Xây dựng được chia nhỏ căn hộ.

Tuy nhiên, theo ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Phát triển nhà Thủ Đức (TDH), mặc dù các doanh nghiệp đã nỗ lực hết sức để tự cứu mình bằng việc hạ giá bán sản phẩm, tái cơ cấu, chuyển đổi công năng căn hộ, chia nhỏ căn hộ, cắt giảm chi phí, ngừng hoặc bán bớt dự án, liên doanh liên kết, nhưng nếu từ nay đến cuối năm 2012, đầu ra của thị trường không được khơi thông, thì số các doanh nghiệp bị “khai tử” sẽ tăng lên rất nhanh, bởi các doanh nghiệp đã kiệt sức sau thời gian chịu đựng quá dài.

“Giải pháp cấp bách lúc này là cần có chính sách đặc biệt về tín dụng cho người có nhu cầu về nhà ở để kích cầu thị trường, giải tỏa hàng tồn kho của các doanh nghiệp”, ông Hiếu nói.

Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng giám đốc Berjaya Việt Nam cho rằng, việc Nhà nước bơm tiền vào thị trường bất động sản lúc này là cần thiết. Tuy nhiên, nguồn cung hiện nay khá nhiều, nên cần hạn chế cho các doanh nghiệp vay để đầu tư dự án mới nhằm giảm bớt nguồn cung. Thay vào đó, cần kích cầu đầu ra cho nguồn cung hiện tại, bằng cách đưa ra chính sách cấp vốn ưu đãi cho những người có nhu cầu về nhà ở.

“Hiện nay, nhu cầu nhà ở của người dân rất lớn, trong đó có nhiều đối tượng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước… Nếu có hình thức hỗ trợ người mua nhà một cách hữu hiệu, thì đầu ra của thị trường sẽ được khơi thông”, ông Nam nói.

Tăng Triển

đầu tư

Các tin tức khác

>   Bơm tiền gỡ nợ xấu không cứu nổi BĐS (03/08/2012)

>   Nhà đầu tư ngoại âm thầm săn bất động sản Việt (02/08/2012)

>   BIDV hỗ trợ vay vốn 12% mua nhà của HDC (02/08/2012)

>   Gamuda City, siêu dự án bất động sản bắt đầu “phát bệnh”? (02/08/2012)

>   Splendora: giá đừng “ước đến, mong về” (02/08/2012)

>   Ế ẩm nhà đất phát mại (02/08/2012)

>   Hà Nội ban hành khung lãi suất cho vay đối với nhiều dự án (01/08/2012)

>   'Pháo đài' nợ xấu (01/08/2012)

>   TSQ Việt Nam: Dồn ép khách, đủ cách moi tiền (01/08/2012)

>   Cứu BĐS: Ngân hàng, doanh nghiệp 'níu' nhau gặp khó (01/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật