Thứ Hai, 20/08/2012 10:48

Chủ tịch QCG: Sẽ bán bớt bất động sản để trả nợ

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai (QCG) - bà Nguyễn Thị Như Loan, mẹ của Cường đôla - cho biết dù thời điểm này phải chịu giá thấp nhưng vẫn phải bán bớt bất động sản để giảm dư nợ và tránh áp lực lãi vay.

* QCG: Đối đầu với thách thức chưa có tiền lệ, dù ghi nhận lợi nhuận

- Nhìn từ báo cáo tài chính riêng lẻ quý II/2012, Quốc Cường Gia Lai đang gặp những khó khăn nhất định về dòng tiền. Bà nói sao về điều này?

- Nếu nhìn từ báo cáo tài chính, tôi nghĩ chúng ta nên nhìn từ báo cáo tài chính hợp nhất của nhiều doanh nghiệp bất động sản để có so sánh, phân tích đúng nhất về bản chất. Hiện tại, hoạt động kinh doanh của Quốc Cường Gia Lai nói riêng và nhiều doanh nghiệp bất động sản Việt Nam nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng tôi nghĩ, khó khăn này cũng là thử thách cho những doanh nghiệp đủ sức mạnh để tồn tại. Nếu chỉ riêng ngành bất động sản thì tôi nghĩ rất khó vượt qua. Và nếu doanh nghiệp bất động sản không có những sản phẩm da dạng, ở nhiều vị trí, theo nhiều nhu cầu của khách hàng thì rất khó có thanh khoản tốt.

- Với Quốc Cường Gia Lai thì sao?

- Quốc Cường Gia Lai đã cơ cấu lại hoạt động theo hướng bán bớt một số dự án bất động sản, hạn chế vay vốn. Chỉ dự án bất động sản nào đã đàm phán xong với các đối tác, cần vay vốn để hoàn thiện và giao cho đối tác thì chúng tôi mới vay, nhưng xác định vay ít để hoàn thành và bàn giao. Chúng tôi tin, với sự đa dạng nguồn thu từ chuyển nhượng dự án lẫn bán sản phẩm bất động sản, công ty có khả năng trả nợ và hoàn thiện một số dự án còn dở dang và phát triển thêm ngành cao su, thủy điện.

- Kế hoạch chuyển nhượng bất động sản ở Quốc Cường Gia Lai đang triển khai tới đâu?

- Giống như các doanh nghiệp bất động sản khác, Quốc Cường Gia Lai cũng đang phải tìm cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ một số dự án. Chuyển nhượng thời điểm này thì phải chịu giá thấp hơn so với trước đây, nhưng Quốc Cường Gia Lai vẫn phải bán để giảm dư nợ và tránh áp lực lãi vay. Các dự án đang đàm phán gồm 24 Lê Thánh Tôn, dự án 13E Phong Phú, Hồ Ngọc Lãm và Hải Âu và vài tiểu khu của dự án Phước Kiển... Chúng tôi đang đàm phán và hy vọng sẽ thành công để giảm một phần dư nợ bất động sản trong năm 2012.

- Vậy nguồn thu nào sẽ được đem về cho Quốc Cường Gia Lai trong 6 tháng cuối năm 2012?

- Quốc Cường Gia Lai dự kiến sẽ thu khoảng trên 500 tỷ đồng từ chuyển nhượng một số dự án. Với kinh doanh bất động sản, Quốc Cường Gia Lai dự kiến ghi nhận thêm nguồn thu từ bán đất nền khoảng 30 tỷ đồng. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, số tiền này sẽ giúp Quốc Cường Gia Lai trả bớt khoảng 300 tỷ đồng nợ của bất động sản. Còn lại, Quốc Cường Gia Lai sẽ đầu tư hoàn thiện các dự án dở dang và cố gắng bán tiếp để trả bớt dư nợ bất động sản.

Thực tế, hai mảng thủy điện, cao su là nguồn bổ sung, là động lực để toàn thể cán bộ công nhân viên Quốc Cường Gia Lai hoạt động không lo bị mất việc hoặc giảm biên chế. Hiện thủy điện ước góp 90 tỷ đồng. Dự án thủy điện Lagrai I của Quốc Cường Gia Lai đã đầu tư xong và có thể đưa vào vận hành trong năm nay. Dự án này đã hết thời gian chạy thử và chính thức thu tiền phát điện vào ngày 7/8/2012. Dự kiến, doanh thu mỗi tháng trên 7 tỷ đồng.

Từ năm 2013, Quốc Cường Gia Lai sẽ có thêm nguồn thu từ mủ cao su với bình quân nguồn thu khoảng 300 tỷ đồng một năm, đủ trả lãi và nợ gốc cho các khoản vay ngắn hạn, trang trải chi phí cũng như dành vốn cho đầu tư. Quốc Cường Gia Lai vẫn cần vay vốn cho đầu tư cao su, thủy điện.

- Giải ngân của ngân hàng cho Quốc Cường Gia Lai trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Liệu Quốc Cường Gia Lai có huy động vốn cho những dự án như cao su, thủy điện?

- Giải ngân từ ngân hàng giảm mạnh là do chủ trương của công ty không tiếp tục nhận nợ cho những dự án chưa bán được. Công ty chỉ tiếp tục vay để triển khai dự án. để hoàn thành khi có đối tác đàm phán. Có thể tháng 8 này, chúng tôi sẽ tiếp tục nhận nợ vay để phát triển dự án Phước Kiển và 24 Lê Thánh Tôn.

Trong khó khăn, Quốc Cường Gia Lai càng xác định tập trung vào thủy điện và cao su, sàng lọc và lựa chọn các dự án khả thi cao để có sự ổn định. Do chúng tôi đã biết chớp cơ hội và tham gia đầu tư vào cao su, thủy điện từ 3-4 năm trước nên dù quỹ đất cấp mới cho hai lĩnh vực này đã bị hạn chế, chúng tôi vẫn có dự án để đầu tư và khai thác. Điểm nổi bật khác của Quốc Cường Gia Lai còn là chúng tôi am hiểu về đất đai và điều kiện tổ chức bộ máy ở vùng sâu vùng xa, nên chúng tôi biết cách giảm chi phí, tăng doanh thu, lợi nhuận.

Với vị thế này, chúng tôi tin gọi vốn đầu tư vào cao su, thủy lợi không khó. Nếu lãi suất cho vay giảm về 10%-12% môt năm thì đầu tư vào lĩnh vực này càng ổn định. Hiện có nhiều đối tác rất muốn mua lại các dự án đã hình thành của chúng tôi, họ sẵn sàng mua ngay, lợi nhuận 100% so với mức Quốc Cường Gia Lai đầu tư nhưng chúng tôi không bán vì sắp đến lúc khai thác và vì đây là toàn bộ công sức của toàn thể nhân viên.

Ngọc Thủy

Đầu tư Chứng khoán

Các tin tức khác

>   SMC: Bị nhắc nhở chậm công bố BCTC soát xét (20/08/2012)

>   TCR: Chậm nộp BCTC công ty mẹ soát xét bán niên 2012 (20/08/2012)

>   ITA: 6 tháng lãi ròng hợp nhất 5.5 tỷ, tiền và tương đương tiền chỉ còn 13 tỷ (20/08/2012)

>   TBX: Lãi ròng 6 tháng đầu năm giảm 51% cùng kỳ (20/08/2012)

>   TLC: Lỗ 10 quý liên tiếp hơn 118 tỷ đồng, vượt xa vốn chủ sở hữu (20/08/2012)

>   LSS: Tồn kho tăng mạnh, lãi ròng hợp nhất 6 tháng giảm 68% cùng kỳ (20/08/2012)

>   Hậu SBS: Nhà đầu tư có thể “ngã ngửa” với CTCK nào khác? (20/08/2012)

>   DBC: Chỉ giải ngân 156 tỷ đồng từ đợt tăng vốn năm 2010 (20/08/2012)

>   ALT: Công ty mẹ lỗ gần 2 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm (20/08/2012)

>   Truy tìm ngân hàng nhận cầm cố cổ phần đại gia Diệu Hiền (19/08/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật