Thứ Năm, 12/07/2012 15:38

Thị trường dửng dưng

Dù kỳ vọng về cuối năm sẽ có một sự biến động bất ngờ trong nền kinh tế nhưng các nhà đầu tư (NĐT) đang bắt đầu lo ngại thị trường có nguy cơ lùi sâu dưới vùng 390 điểm và thời gian phục hồi hẳn nhiên sẽ lâu hơn dự định.

 

Nội thờ ơ

 Đề xuất NH Nhà nước thanh toán cho TTCK Trong quá trình bàn thảo với NH Nhà nước mới đây, Ủy ban Chứng khoán đề xuất hình thành cơ chế để NH Nhà nước là NH thanh toán chung cho toàn bộ TTCK.

Điều này xuất phát từ thực tế, vai trò của NH thanh toán hiện tại do NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang đảm đương đã bộc lộ một số bất cập, khó đáp ứngđược nhu cầu phát triển hiện đại và đồng bộ hơn của TTCK.

Hiện nay, để giải bài toán tăng trưởng kinh tế, các vấn đề về nợ xấu, cải cách hệ thống ngân hàng (NH) và cầu tiêu dùng của nền kinh tế đã được cơ quan điều hành nhận diện.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận là các giải pháp đồng bộ để giải quyết các vướng mắc trên vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Cụ thể, NH Nhà nước cập nhật tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên mức 10% và cần khoảng 100.000 tỷ đồng để có thể giải quyết khoản nợ này.

Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, một kế hoạch cụ thể để giải quyết vấn đề này vẫn chưa được nhà điều hành đặt ra. Tương tự, ở nhiệm vụ cải cách hệ thống NH, hiện tại NĐT cũng chưa thấy có thêm thông tin về xử lý các NH yếu kém.

Một vấn đề nữa được đặt ra là cầu tiêu dùng đang cần sự hỗ trợ nhiều hơn của chính sách tài khóa nhưngmọi kỳ vọng vẫn chỉ là kỳ vọng. Thị trường chứng khoán (TTCK) trong những ngày qua đã phản ánh rõ tâm trạng thất vọng của NĐT.

Nếu quan sát sẽ dễ nhận thấy NĐT khá thờ ơ trước một số thông tin tích cực được công bố tronggiai đoạn này như giảm giá xăng và giảm lãi suất. Thậm chí, lạm phát giảm tốc cũng không còn là sự vui mừng mà thay vào đó là sự bi quan bởi là dấu hiệu của kinh tế suy yếu.

Tâm lý bi quan được thể hiện rõ nhất là giao dịch thị trường khá trầm lắng. Nếu lấy khối lượng khớp lệnh bình quân một phiên trong tháng 6 để so sánh thì giảm khoảng 50% so với tháng 5. Tuần giao dịch đầu tiên của tháng 7, thị trường cũng không sáng sủa hơn.

Nguyên nhân là kết quả kinh doanh của các DN, dù là tiêu cực hay tích cực, đều là những thông tin đã được đoán định từ trước. Khối lượng giao dịch trên thị trường kém hẳn vì phần lớn NĐT trung - dài hạn chuyển sang nắm giữ tỷ trọng tiền mặt cao (trên 70%) so với trước đây. Thời gian qua cũng là lúc NĐT phải chứng kiến đợt điều chỉnh danh mục lần thứ 2 trong năm của các quỹ đầu tư chỉ số.

Ngoài ra, NĐT nước ngoài bán ròng rấtmạnh REESTB do REE bị loại ra khỏi danh mục đầu tư của cả hai quỹ FTSE và Market Vectors Vietnam (VNM), còn STB được điều chỉnh giảm tỷ lệ...

Ngoại hờ hững

Tính đến thời điểm này, vai trò nâng đỡ thị trường của khối NĐT nước ngoài bắt đầu mờ nhạt dần.

Nhìn lại số liệu trong tháng 6, giao dịch của khối ngoại chủ yếu gắn với hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư chỉ số. Trong đó, giao dịch bán ra của khối này tăng nhẹ khoảng 3% so với tháng 5 do việc giảm tỷ trọng nắm giữ STB của hai quỹ đầu tư chỉ số là FTSE Vietnam Index và Market Vectors Vietnam ETF.

Tuy nhiên, mức độ mua vào của khối này đã giảm hơn 20% so với tháng 5. Như vậy, nếu loại trừ khối lượng bán ròng STB, NĐT nước đã mua ròng hơn 200 tỷ đồng trên cả hai sàn, song chỉ tập trung cá biệt ở một số mã như GAS, DPM, MBB, PVXVCG.

Trong khi đó, kinh tế thế giới đang bộc lộ khó khăn nhiều hơn do việc giải quyết vốn vay để thúc đẩy DN sản xuất kinh doanh chưa đạt được kết quả, ảnh hưởng mạnh đến giá cổ phiếu niêm yết trên sàn. Theo HSBC Việt Nam phân tích, nếu xu hướng này tiếp diễn mà không có gói hỗ trợ kinh tế mới nào được đưa ra, kinh tế thế giới có thể sẽ tiến gần hơn với nguy cơ suy thoái.

Do đó, chỉ cho đến khi chính sách điều hành mang lại hiệu quả nhất định cho nền kinh tế Việt Nam, NĐT nước ngoài cũng sẽ giao dịch thận trọng hơn. Từ những khó khăn thấy được của TTCK, nhiều NĐT có kinh nghiệm cho rằng đã đến lúc cần thực hiện mạnh tay hơn chính sách tài khóa nhằm tăng tổng cầu của nền kinh tế. Bên cạnh tìm giải pháp kích thích tiêu dùng khu vực hộ gia đình và tư nhân, các giải pháp chi tiêu đầu tư công được trông đợi sẽ mang lại hiệu quả đáng kể hơn.

Với dư địa vốn đầu tư công còn khoảng 98.000 tỷ đồng từ ngân sách và khoảng 35.000 tỷ đồng từ trái phiếu, chính sách tài khóa nếu được mở rộng, bình quân một tháng sẽ có khoảng 22.000 tỷ đồng cung ra nền kinh tế. Đây sẽ là đối tượng tiêu thụ giúp DN giải phóng hàng tồn kho và đi vào tái sản xuất. Hoạt động kinh doanh của các DN niêm yết trên2 sàn HOSE và HNX theo đó đượckỳ vọngsẽ tích cực hơn cho TTCK từ quý III và IV/2012.

Lâm Anh

doanh nhân sài gòn

Các tin tức khác

>   Đừng chê thanh khoản thấp (12/07/2012)

>   Chứng khoán: Lại rơi về đáy cũ? (12/07/2012)

>   12/07: Bản tin 20 giờ qua (12/07/2012)

>   Chứng khoán CIMB-Vinashin và VIG bị phạt 130 triệu đồng (11/07/2012)

>   Danh sách CTCK đủ điều kiện giao dịch trực tuyến tính đến 10/7/2012 (11/07/2012)

>   CMG: Vào diện cảnh báo kể từ 13/07 (11/07/2012)

>   AAM: Nhắc nhở chậm CBTT Nghị quyết HĐQT (11/07/2012)

>   Chỉ số 'vàng' HNX 30 không tốt như kỳ vọng (11/07/2012)

>   Thời rẻ rúng: Lại cổ phiếu 'rau', 'trà đá' (11/07/2012)

>   11/07: Bản tin 20 giờ qua (11/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật