Thứ Ba, 10/07/2012 10:14

Tạm trữ hay dự trữ lúa gạo?

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 02.7.2012 về việc mua tạm trữ tối đa 500 ngàn tấn qui gạo vụ hè thu năm 2012, thời hạn tạm trữ từ 10.7 đến hết ngày 10.8 năm 2012. Trước đó, Thủ tướng cũng đã có Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 09.3.2012 mua tạm trữ 1 triệu tấn qui gạo vụ đông xuân năm 2011-2012.

Như vậy, chỉ trong một quý, chủ trương mua tạm trữ 1,5 triệu tấn gạo, tương đương khoảng 3 triệu tấn lúa đã được triển khai. Hiệp hội Lương thực Việt Nam được giao làm đầu mối phân giao cho doanh nghiệp, thương nhân thực hiện theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Nhà nước chỉ “khống chế” bằng “giá sàn”, ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua tạm trữ tối đa trong 3 tháng/mỗi đợt.

Việc mua tạm trữ để giải quyết một lượng lớn lúa hàng hóa tồn đọng, “kéo giá lên” nhằm mục tiêu hỗ trợ nông dân đã được áp dụng hơn 10 năm qua. Không thể phủ nhận những tác động tích cực của “giải pháp tình thế” này. Song, đã đến lúc cần nhìn nhận lại, người nông dân - đối tượng mà chính sách đang hướng tới - đã được hưởng lợi gì và bao nhiêu? Theo ông Huỳnh Minh Đoàn - Phó Trưởng ban BCĐ Tây Nam Bộ - việc chủ động dự trữ gạo, thay cho mua tạm trữ lúa là cách làm mới cần được nghiên cứu áp dụng.

ĐBSCL sản xuất khoảng 21 - 23 triệu tấn lúa/năm. Sau khi để “lúa ăn”, còn thừa hơn 10 triệu tấn lúa hàng hóa. Ngoài dự trữ lương thực quốc gia, vùng này cần được chủ động dự trữ 4 - 6 triệu tấn lúa phẩm cấp cao/năm. Các silo của ngành dự trữ quốc gia và năng lực hệ thống kho chứa hiện tại và đang xây dựng mới của Nhà nước và doanh nghiệp hoàn toàn có thể đảm đương tốt nhiệm vụ này.

Thực tiễn là thước đo chân lý. Chính sách “Chủ động dự trữ gạo” của ĐBSCL cũng cần được thí điểm qua những địa chỉ cụ thể. Đó là các công ty có tiềm lực, đã triển khai mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” như Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, Gentraco ... Các doanh nghiệp này ngoài việc chỉ đạo sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi giá trị lúa gạo, hoàn thiện hệ thống xay xát, mạng lưới kinh doanh, còn có hệ thống kho chứa, giúp nông dân “gửi lưu kho” miễn phí chờ giá lúa lên. Tuy nhiên, để điều tiết được giá lúa trên địa bàn vùng, cần Nhà nước chỉ đạo thực thi cơ chế, chính sách đồng bộ về “dự trữ gạo” theo mùa vụ. Chủ động dự trữ gạo khi cần thiết, điều tiết thị trường lúa gạo là “hệ điều hành mới” đang chờ quyết sách mới từ Chính phủ.

Trần Hiệp Thủy

Lao động

Các tin tức khác

>   Ngăn chặn thương lái nước ngoài thao túng nông sản (10/07/2012)

>   Thị trường đường bị làm giá (09/07/2012)

>   Giá gạo xuất khẩu xuống thấp: Không để nông dân thua lỗ (06/07/2012)

>   Hàn Quốc, Nhật Bản tái nhập khẩu gạo từ Việt Nam (05/07/2012)

>   Cà phê Việt Nam đang bị “chê” đắt (28/06/2012)

>   Giới đầu tư quốc tế tranh thủ mua cao su giá rẻ (25/06/2012)

>   3 nước Đông Nam Á hợp tác ngăn đà giảm giá của cao su (25/06/2012)

>   Thái Lan xả kho dự trữ, gạo Việt Nam chịu áp lực giảm giá (25/06/2012)

>   Nông, thủy sản được hỗ trợ lãi suất   (22/06/2012)

>   Thế giới có nguy cơ “bội thực” cao su (19/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật