Chủ Nhật, 22/07/2012 21:39

Lợi nhuận DN bảo hiểm khó tách rời đầu tư

Đối với một DN bảo hiểm, tốc độ tăng trưởng doanh thu lớn thể hiện tiềm năng, sức bật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng như sự tin tưởng của khách hàng.

Tuy nhiên, doanh thu lớn chưa hẳn đã đem lại lợi nhuận cao, mà lợi nhuận của DN chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động đầu tư. Chính vì thế, bộ phận đầu tư trong DN bảo hiểm có vai trò rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng gay gắt hiện nay.

Đối với nhiều công ty bảo hiểm hiện nay, không lỗ trong kinh doanh bảo hiểm gốc đã là niềm mơ ước. Ở khối phi nhân thọ, vì thị trường cạnh tranh gay gắt, cùng với chi phí quản lý tăng, việc tiếp tục hạ phí, mở rộng điều khoản để giành khách hàng không tương xứng với rủi ro chấp nhận bảo hiểm, nên hầu hết DN khối này liên tục thua lỗ về kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm. Thống kê chi phí bán hàng của một DN bảo hiểm phi nhân thọ lớn cho thấy, tổng chi phí bán hàng năm 2011 vượt 25% kế hoạch và bằng 147% năm 2010. Nguyên nhân là số tiền chi hoa hồng gốc tăng rất cao so với kế hoạch và so với năm trước. Đó là chưa kể chi phí quản lý cũng tăng mạnh vì tình hình lạm phát…

Tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm của các DN bảo hiểm khối nhân thọ cũng không khả quan hơn. Lãnh đạo cấp cao của một DN bảo hiểm nhân thọ có mặt lâu năm tại thị trường chia sẻ, khó thể có lãi trong kinh doanh bảo hiểm, bởi chi phí cho hoạt động bảo hiểm còn quá lớn. Không chỉ là chi phí hoa hồng, mà còn rất nhiều chi phí khác… Trong khối nhân thọ, mới chỉ có ACE Life tuyên bố lãi từ nghiệp vụ bảo hiểm, còn với hầu hết DN bảo hiểm vẫn coi hoạt động đầu tư là “cứu cánh” cho lợi nhuận của DN.

Từ trước tới nay, các công ty bảo hiểm đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau như: tiền gửi, trái phiếu, góp vốn tại các DN, đầu tư bất động sản và kinh doanh cổ phiếu; trong đó, lĩnh vực đem lại hiệu quả nhất là tiền gửi, trái phiếu và bất động sản. Năm qua, bối cảnh chung của nền kinh tế không thuận lợi, các hoạt động đầu tư gặp rất nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của nhiều công ty bảo hiểm. Chính vì thế, chiến lược đầu tư năm 2012 cũng có nhiều thay đổi.

Hiện các công ty bảo hiểm đều hạn chế việc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, thay vào đó, tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao hiệu quả từ các công ty góp vốn. Lĩnh vực tiền gửi và trái phiếu vẫn mang lại gần 80% hiệu quả hoạt động đầu tư. Cơ cấu danh mục đầu tư gồm trái phiếu và đầu tư tiền gửi luôn chiếm trên 70% tỷ trọng danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm. Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, các công ty đều đặt mục tiêu giữ an toàn nguồn vốn, do đó, chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh ít rủi ro và thực sự sinh lời. Bên cạnh đó, việc tập trung vào lĩnh vực tiền gửi và trái phiếu giúp các công ty bảo hiểm luôn có một lượng tiền cố định để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng.

Cùng với khó khăn về bất động sản, việc các ngân hàng đang liên tục giảm lãi suất huy động cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến lợi nhuận đầu tư của các DN bảo hiểm. Tuy nhiên, cũng có một số DN bảo hiểm ngay từ đầu năm đã xây dựng kế hoạch tiền gửi trên cơ sở dự đoán lãi suất hạ, nên việc điều chỉnh lãi suất của ngân hàng không ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của DN. Trong khi đó, một số công ty bảo hiểm nhân thọ cũng đã nhanh chân thay đổi kỳ hạn các khoản đầu tư vào nhà băng, trước khi mức lãi suất được đưa xuống thấp như hiện nay. Các công ty bảo hiểm cho biết, xét ở một góc độ nào đó, việc giảm lãi suất cũng sẽ đem lại lợi ích cho DN bảo hiểm. Vì khi lãi suất giảm sẽ kích thích các hoạt động đầu tư công cũng như hoạt động kinh doanh của các DN tăng trưởng, nền kinh tế có thêm điều kiện thuận lợi để phục hồi, đem lại nhiều cơ hội kinh doanh mới cho DN bảo hiểm.

Ngọc Lan

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   HAG: Mất lợi thế hoạt động tài chính, công ty mẹ giảm mạnh lợi nhuận (21/07/2012)

>   4 ngân hàng đầu tiên báo lãi quý 2/2012 (21/07/2012)

>   PTL: Lần đầu tiên báo lỗ sau 2 năm lên sàn (21/07/2012)

>   MBB: Quý 2, lãi ròng ngân hàng mẹ tiếp tục tăng trưởng 30% (21/07/2012)

>   CTG: Ngân hàng mẹ tiếp tục lãi gần 2,000 tỷ đồng 6 tháng đầu năm (21/07/2012)

>   Ngân hàng đầu tiên có lợi nhuận quý 2 giảm (20/07/2012)

>   VIP: Lãi ròng quý 2/2012 giảm 57% so với cùng kỳ (20/07/2012)

>   Cảng Cát Lái: Lợi nhuận quý 2 đạt 16 tỷ đồng (23/07/2012)

>   CTG: BCTC riêng lẻ Q2/2012 (20/07/2012)

>   REE: Lợi nhuận quý 2 và 6 tháng tiếp tục đột biến (20/07/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật