Thứ Năm, 21/06/2012 09:08

VASS có đòi được nợ?

TAND TP. Hà Nội chuẩn bị đưa ra xét xử vụ kiện đòi phí bảo hiểm, trong đó nguyên đơn là CTCP Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) và bị đơn là CTCP Phát triển năng lượng Sơn Vũ (Công ty Sơn Vũ).

Mua bảo hiểm....

Ngày 28/5/2007, Công ty Sơn Vũ ký kết với VASS hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng và lắp đặt cho Công trình Thủy điện Mường Hum (tỉnh Lào Cai). Theo đó, đơn bảo hiểm có giới hạn trách nhiệm là gần 512 tỷ đồng, thời hạn bảo hiểm từ ngày khởi công công trình 28/4/2007 (không tính tổn thất phát sinh trước ngày ký hợp đồng 28/5/2007) cho đến khi hoàn thành công trình, dự kiến 30 tháng, chưa bao gồm 6 tháng tiến hành công tác chuẩn bị, cộng thêm 4 tuần chạy thử và 24 tháng bảo hành mở rộng. Phí bảo hiểm là 2,866 tỷ đồng và được chia làm 3 đợt: đợt 1 là 40% phí bảo hiểm trong vòng 30 ngày sau khi ký hợp đồng bảo hiểm; đợt 2 là 35% phí bảo hiểm trong vòng 6 tháng sau khi ký hợp đồng bảo hiểm; đợt 3 là 25% phí bảo hiểm trong vòng 12 tháng sau khi ký hợp đồng bảo hiểm.

Hơn 1 năm sau, tháng 8/2008, cơn bão số 4, sự kiện thiên tai lớn nhất trong vòng 20 năm, đã gây ra thiệt hại lớn cho Công trình Thủy điện Mường Hum. Cụ thể, cơn bão gây ra tổn thất đối với lán trại tạm của nhà thầu, trang thiết bị xây dựng, máy móc thi công, nguyên vật liệu và một số hạng mục công trình như đường thi công vận hành đập chính, đập tràn, khu nhà máy thủy điện, khu cửa nhận nước…

Sau đó, Công ty Sơn Vũ đòi VASS bồi thường bảo hiểm 749 triệu đồng, nhà thầu Công ty TNHH Xây dựng và lắp đặt Thủy điện Triết Giang đòi bồi thường 2,765 tỷ đồng. Như vậy, tổng giá trị mà bên mua bảo hiểm đòi bồi thường là 3,51 tỷ đồng.

Theo Công ty TNHH Cunmingham Lindsey, đơn vị được cả hai công ty trên lựa chọn làm chuyên gia đánh giá tổn thất, thì tổn thất phát sinh trong sự kiện bảo hiểm này chỉ tập trung vào các ngày 8 - 9/8/2008. Kết quả giám định của Cunmingham Lindsey cho thấy, giá trị tính toán đề xuất bồi thường là 766,3 triệu đồng. Tuy nhiên, Cunming Lindsey xác định Công ty Sơn Vũ đã mua bảo hiểm dưới giá trị đối với phần chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và tỷ lệ bảo hiểm dưới giá trị là 66,8%. Do đó, bồi thường theo tỷ lệ bảo hiểm dưới giá trị là 111,9 triệu đồng và bồi thường theo đúng giá trị là 366,3 triệu đồng (đã trừ mức miễn thường 400 triệu đồng).

…nhưng nợ phí

Đáng nói là tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm, Công ty Sơn Vũ chưa đóng phí bảo hiểm. Theo Khoản 2 Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực khi bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận.

Công ty Sơn Vũ và VASS đã thương lượng để tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bởi nếu không tiếp tục, Công ty Sơn Vũ cũng phải mua một đơn bảo hiểm khác theo đúng quy định của Nhà nước, mà không được bồi thường cho tổn thất đã xảy ra, còn VASS thì mất khách hàng. Bởi vậy, phía Công ty Sơn Vũ sau đó đã đóng đủ phí bảo hiểm đợt 1 là 1,08 tỷ đồng, còn VASS chấp nhận bồi thường theo đúng giá trị 366,3 triệu đồng. Đến ngày 7/7/2009, Công ty Sơn Vũ có công văn chấp nhận bồi thường và xác nhận số tiền 366,3 triệu đồng là số tiền bồi thường cuối cùng và cam kết không có các khiếu nại phát sinh.

Ngày 4/3/2009, Công ty Sơn Vũ ký xác nhận nợ phí bảo hiểm là 1,777 tỷ đồng. Đến tháng 6/2009, trên cơ sở Công ty Sơn Vũ đề nghị điều chỉnh giảm bớt 10,4 tỷ đồng trong số tài sản được bảo hiểm là gần 512 tỷ đồng, VASS đồng ý sửa đổi bổ sung hợp đồng, điều chỉnh tiền phí bảo hiểm còn 2,808 tỷ đồng. Như vậy, tổng số công nợ phí bảo hiểm của Công ty Sơn Vũ là 1,719 tỷ đồng.

Lý lẽ của hai bên

Từ năm 2009 đến nay, VASS đã nhiều lần có công văn đề nghị Công ty Sơn Vũ thực hiện thanh toán nốt phí bảo hiểm, nhưng Sơn Vũ không đồng ý. Do đó, VASS đã nộp đơn khởi kiện tới TAND TP. Hà Nội yêu cầu Công ty Sơn Vũ thanh toán một lần cho VASS tổng số tiền 1,719 tỷ đồng và tiền lãi tương ứng phát sinh do vi phạm nghĩa vụ chậm thanh toán.

Phía VASS cho biết, trong vụ việc này, Công ty chịu thiệt hại lớn, khi vào năm 2008, VASS đã phải tái bảo hiểm theo đúng quy định của ngành, với tổng số phí là 1,78 tỷ đồng, trong khi Công ty Sơn Vũ nợ phí nhiều năm không trả. Phía Công ty Sơn Vũ cho rằng, Công ty không trả phí là vì VASS không bồi thường cho tổn thất nói trên. Trên thực tế, khi thương lượng để tiếp tục hợp đồng, số tiền bồi thường tổn thất 366,3 triệu đồng đã được VASS trừ luôn vào phần nợ phí của Công ty Sơn Vũ.

Dự kiến, ngày 21/6 tới, TAND TP. Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử vụ việc này sau nhiều lần bị hoãn.

Hoàng Duy

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   VNA đặt kế hoạch hòa vốn trong năm 2012 (20/06/2012)

>   Vingroup thuộc top 3 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất VN (20/06/2012)

>   VSG: Công bố Công ty kiểm toán BCTC năm 2012 (20/06/2012)

>   VNA: Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2012 (20/06/2012)

>   VIC: Vinpearl thành lập 3 công ty con tại Khánh Hòa (20/06/2012)

>   TDH: Đinh chính số liệu BCTC kiểm toán năm 2011 (20/06/2012)

>   CLG: Công bố Điều lệ sửa đổi và bổ sung (20/06/2012)

>   HLA: Gia hạn thời gian nộp BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2012 (20/06/2012)

>   BTT: Công ty mẹ đạt 53% kế hoạch lãi trước thuế trong 5 tháng (20/06/2012)

>   MAFPF1: HOSE "tuýt còi" việc chậm công bố thông tin  (20/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật