Thứ Sáu, 01/06/2012 16:15

Thông tư 52: Hóa giải bất cân xứng thông tin?

Thị trường chứng khoán phản ứng nhanh nhạy với các thông tin. Sự kém minh bạch và không kịp thời trong công bố thông tin của doanh nghiệp có thể gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Ngược lại, đây lại là cơ hội để những người có được nhiều thông tin hơn, chính xác hơn và sớm hơn hoặc có quyền kiểm soát việc công bố thông tin kiếm lời.

Thông tư 52/2012/TT-BTC mới được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2012. Theo đó, Thông tư này sẽ quy định một số điều kiện khắt khe hơn trong việc công bố thông tin và không cho phép cổ đông nội bộ “lướt sóng” cổ phiếu chính mình. Tuy vậy, liệu thông tư này có giải được “bài toán” bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán của Việt Nam hay không?

Bất cân xứng thông tin - nhà đầu lãnh đủ

Theo kinh tế học bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information) là một trong 3 thất bại của thị trường (ngoại tác, hàng hóa công và bất cân xứng thông tin). Thông tin bất cân xứng được định nghĩa là trạng thái bất cân bằng trong cơ cấu thông tin - giữa các chủ thể giao dịch có mức độ nắm giữ thông tin không ngang nhau. Một người có thông tin nhiều hơn so với người khác về đối tượng được giao dịch.

Trên thị trường chứng khoán, hiện tượng bất cân xứng xảy ra khi: doanh nghiệp, những người quản lý doanh nghiệp có nhiều thông tin hơn so với công đồng nhà đầu tư. Vì vậy có hiện tượng lãnh đạo doanh nghiệp che giấu các thông tin bất lợi, thổi phồng thông tin có lợi... hoặc cung cấp thông tin một cách không công bằng đối với nhà đầu tư khác nhau.

Tình trạng bất cân xứng về thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường. Đối với người có nhiều thông tin từ doanh nghiệp họ có thể kiếm được nhiều lợi nhuận từ sự biến động của thị trường chứng khoán.

Hiện tượng bất cân đối thông tin trên thị trường chứng khoán khá phổ biến. Ngay cả tại các nước phát triển như Mỹ thì cũng có nhiều vụ lừa đảo làm nhà đầu tư bị thiệt hại lên đến hàng chục tỷ USD. Còn tại Việt Nam tình trạng bất cân xứng thông tin là hiện tượng “thường xuyên, liên tục”. Trước đó cổ đông của Dược Viễn Đông (DVD) và Bông Bạch Tuyết (BBT) đã mất trắng do những gian lận của lãnh đạo 2 công ty này.

Mới đây nhà đầu tư cũng hoang mang không kém khi TCTy Cổ phần XNK & Xây dựng Việt Nam (VCG) bất ngờ công bố lỗ 884,52 tỷ đồng (báo cáo riêng lẻ) trong quý 1/2012. Tương tự như vậy, CTCP CK TM & Công nghiệp Việt Nam (VIG) cũng lỗ 85.7tỷ đồng, trong khi hầu hết các công ty chứng khoán khác đều có lời. Không ít nhà đầu tư phải ngậm ngùi khi lỡ ôm cổ phiếu của 2 doanh nghiệp này. Ngược lại, CTCP Nhiệt điện Bà Rịa (BTP) trong năm tài khóa 2011 trước kiểm toán đã báo lỗ “khủng” 176 tỷ đồng nhưng sau kiểm toán lại có lãi hơn 62,7 tỷ đồng.

Việc các doanh nghiệp cố tình che dấu thông tin, làm đẹp báo cáo tài chính là điều không phải hiếm. Vụ gian lận trên thế giới điển hình nhất liên quan đến công ty năng lượng Enron. Trước khi vụ gian lận được phanh phui giá cổ phiếu của Enron đạt đến 60 USD/CP nhưng chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn đã mất tới 99% giá trị (hiện tại đã phá sản). Nhà đầu tư đã bị chính các lãnh đạo của Enron lừa dối, dẫn đến bị thua lỗ nặng nề.

Những nhà quản trị công ty hay nhóm cổ đông lớn họ thường cố tình che dấu, thậm chí làm sai lệch thông tin nhằm tìm kiếm đặc lợi. Những nhà đầu tư bình thường do không tiếp cận thông tin một cách đầy đủ có thể bị thiệt hại nặng nề.

Có 1001 cách lách Thông tư 52

Bất cân đối thông tin là hiện tượng phổ biến xảy ra trên mọi thị trường và trong mọi nên kinh tế. Để khắc phục tình trạng này thì nhà nước thường phải can thiệp bằng cách đưa ra những quy định chặt chẻ về việc công bố thông tin hoặc chính nhà nước phải cung cấp dịch vụ cung cấp thông tin như một hàng hóa công.

Vừa qua Bộ Tài chính ban hành Thông tư 52 nhằm hướng tới việc minh bạch hóa việc công bố thông tin và giao dịch trên thị trường chứng khoán. Điều này nhằm mục đích khắc phục phần nào tình trạng mất cân xứng thông tin diễn ra khá phổ biến trên như hiện nay.

Thông tư này đưa ra những quy định chi tiết hơn về đối tượng công bố thông tin; nguyên tắc chế tài xử lý vi phạm công bố thông tin và trách nhiệm bồi thường; thời hạn lập và công bố thông tin báo cáo tài chính; những quy định chặt chẽ hơn về thực hiện chế độ kế toán. Ngoài ra, Thông tư 52 cũng mở rộng khái niệm cổ đông nội bộ thêm chức danh trưởng phòng tài chính và giám đốc tài chính.

Đặc biệt Thông tư còn quy định cổ đông nội bộ phải báo cáo và công bố thông tin trước 3 ngày giao dịch, chỉ được thực hiện trong vòng 30 ngày (trước đây 2 tháng) sau đó báo cáo trong vòng 3 ngày và không được đăng ký mua bán trong cùng một khoảng thời gian; chỉ được đăng ký đợt tiếp theo sau khi đã báo cáo đợt trước đó.

Như vậy có thể thấy Thông tư 52 là một nỗ lực lớn của Bộ Tài chính trong việc làm minh bạch hóa thị trường. Đặc biệt nó hạn chế tình trạng bất cập hiện nay là cổ đông nội bộ thường đăng ký “lướt sóng” cổ phiếu công ty mình.

Một hiện tượng thường thấy là mỗi lần cổ đông nội bộ đăng ký “lướt sóng” thị trường thường hoang mang đoán già đoán non về tình trạng của doanh nghiệp. Việc băn khoăn của nhà đầu tư hoàn toàn dễ hiểu vì cổ đông nội bộ thường biết rõ về sức khỏe doanh nghiệp và họ cũng biết chính xác thời điểm công bố những thông tin này ra thị trường. Bất kỳ thông tin tốt hay xấu đều có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Vì vậy, họ có thể “lướt sóng” kiếm lời một cách khá dễ dàng. Tại nhiều quốc gia hành vi này được gọi là “giao dịch nội gián” và bị xử phát rất nặng.

Thông tư 52 đã hướng tới ngăn chặn hiện tượng này tuy nhiên thực tế cổ đông nội bộ vẫn có 1001 cách để lách quy định này. Họ dễ dàng nhờ người khác đứng tên tài khoản để lướt sóng, họ cũng dễ dàng mua bán ngầm mà không cần công bố…

Tóm lại: Thông tư 52 là một trong những nỗ lực để làm minh bạch hóa thị trường chứng khoán và giảm thiểu tình trạng cổ đông nội bộ lạm dụng thông tin để “lướt sóng”. Tuy vậy, thực tế vẫn có rất nhiều cách để lách những quy định này. Do đó, thị trường vẫn cần thêm các giải pháp quyết liệt hơn nữa và tăng các hình thức xử phạt với việc giao dịch nội gián…

Huỳnh Bá (Vietstock)

finfonet

Các tin tức khác

>   “Bẻ ván lướt sóng” của cổ đông nội bộ (01/06/2012)

>   Thanh tra UBCK được phạt tối đa 100 triệu đồng (01/06/2012)

>   Sẽ chính thức áp dụng thời gian giao dịch buổi chiều (30/05/2012)

>   Tổng giám đốc HNX: Sau HNX 30 sẽ là bộ chỉ số ngành (28/05/2012)

>   HNX30 khởi đầu với mức điểm 100 (26/05/2012)

>   Bộ Tài chính sẽ phân cấp quản lý mạnh hơn cho UBCK (23/05/2012)

>   Loay hoay với thuế đánh vào quỹ đầu tư (21/05/2012)

>   Thông tư 52: Hiểu đúng để công bố thông tin đúng (18/05/2012)

>   HNX tổ chức hội thảo giới thiệu chỉ số HNX30 (18/05/2012)

>   Tăng mức phạt hành chính trên TTCK gấp 4 lần (14/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật