Chủ Nhật, 03/06/2012 08:25

Dự thảo luật Giá: Khó xử với điện và xăng dầu

Dự thảo luật giá sẽ được đưa ra thảo luận trong phiên họp Quốc Hội sắp tới. Tuy vậy trước khi được thảo luận nhiều chuyên gia cho rằng để vận hành trơn tru khi ban hành và mang tính hỗ trợ cho thị trường thì cần phải nhặt “hết sạn” trong dự thảo.

Xăng và điện: Định giá hay bình ổn giá

Việc băn khoăn giữa việc định giá và bình ổn giá của nhà nước thì những mặt hàng độc quyền như điện và xăng dầu vẫn là mặt hàng khiến cho mọi việc trở nên khó xử. Việc lập danh sách đâu là hàng bình ổn và đâu là mặt hàng đựoc nhà nước định giá cũng vì thế trở nên khó khăn hơn.

Theo quan điểm của một cán bộ của Ủy ban Tài chính ngân sách thì những mặt hàng trong danh mục Nhà nước định giá được xác định trên nguyên tắc là những hàng hóa, dịch vụ có sử dụng ngân sách Nhà nước (như nhà công vụ); hiện đang được sản xuất hay cung cấp độc quyền (như điện, xăng dầu thành phẩm) hoặc thuộc loại thiết yếu đối với đời sống của người dân.

Dự thảo luật đã được chỉnh lý theo hướng cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ lựa chọn hàng hóa, dịch vụ cần thiết phải bình ổn tại những thời điểm có biến động bất thường về giá. Nếu thị trường ổn định thì có thể không cần áp dụng bình ổn với bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào. Dự kiến danh sách gồm xăng dầu, điện, khí, phân đạm, thuốc thú ý và vắc xin, muối, sữa bột trẻ em, đường, thóc gạo, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc và giá vé tàu hỏa ghế cứng.

Đối với danh mục nhà nước định giá, quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách là dần dần thu hẹp các danh mục này. Tuy vậy dự thảo luật Giá qua nhiều lần chỉnh lý vẫn đưa điện, xăng, dầu thành phẩm vào cả danh mục hàng hóa định giá và hàng hóa bình ổn giá. Trong khi đó điện, xăng dầu đã xây dựng theo cơ chế thị trường rồi nên việc định giá trở nên khó khăn cho nhà nước.

Cũng theo cơ quan này giải trình, những hàng hóa phải áp định giá do một nguyên tắc để hạn chế tính độc quyền vì “thả giá” trong tình trạng độc quyền, việc quản lý, điều tiết rất khó khăn. Việc đưa điện vào nhóm hàng định giá hay bình ổn giá vẫn là quyết định khó. Ban đầu Ủy ban đã đề xuất đưa sang nhóm bình ổn giá nhưng cơ quan soạn thảo (Bộ Tài chính) lại xếp thêm vào nhóm hàng định giá.

Tuy vậy nếu giữ nguyên quan điểm đối với mặt hàng được xem là độc quyền này thì khi áp dụng luật thuế sẽ vô tình triệt tiêu nghị định 84 với việc đưa cơ chế thị trường vào giá bán xăng, dầu. Thêm vào đó việc định giá cũng không phải dễ dàng, nếu định giá thấp doanh nghiệp lỗ thì việc bù lỗ có thể làm được không?

Bình ổn giá làm giảm tính cạnh tranh

Nhiều ý kiến bày tỏ quan tâm đến một số loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể trong 2 danh mục nói trên, đặc biệt là điện và xăng dầu thành phẩm.

Có ý kiến cho rằng, có nhiều hàng hóa, dịch vụ trong số này (như xăng dầu, nước sạch, điện, dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa...) chỉ nên để ở danh mục thực hiện bình ổn giá thay vì Nhà nước định giá để đảm bảo tính chất “thị trường”, tránh tối đa việc can thiệp hành chính vào nền kinh tế. Sự tồn tại và phát triển luôn dựa vào tính cạnh tranh vì vậy việc định giá đã vô tình triệt tiêu tính cạnh tranh.

Bà Võ Lan Phương, Cố vấn cao cấp về cải cách thể chế của chương trình PERQ cho rằng: “Với mục đích thu hẹp danh mục hàng hóa, dịch vụ cần định giá. Tuy nhiên trong dự thảo này danh sách trên gần như không thay đổi so với pháp lệnh giá trước kia. Đối với danh sách các mặt hàng bình ổn giá thì một số mặt hàng trong danh mục cần bình ổn giá hiện hành như sắt, thép, xi măng đã được bỏ ra khỏi dự thảo luật.”

Theo một cán bộ của Bộ Tư Pháp cho rằng với dự thảo luật giá của hiện tại thì khi vận hành có thể sẽ không thể nguyên vẹn như mục tiêu của luật giá như trong tờ trình. Có thể nhận thấy từng mục tiêu của dự thảo lại có sự mâu thuẫn với nhau. Sự can thiệp của nhà nước quá nhiều vào luật giá có thể sẽ tiềm tàng nguy cơ giảm dần tính cạnh tranh trong thị trường.

Cụ thể quy định đăng ký giá đối với các mặt hàng thực hiện bình ổn giá được cho là cần thiết, song dự thảo luật cần thể hiện sao cho việc đăng ký giá không trở thành một loại “giấy phép con”, ảnh hưởng đến quyền tự quyết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài việc rối với các mặt hàng độc quyền với ngân sách nhà nước như điện và xăng dầu thì xây dựng các mặt hàng thiết yếu để đưa vào trong luật giá vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Khái niệm hàng thiết yếu vẫn còn chung chung, trong khi các mặt hàng cụ thể trong dự thảo phần lớn vẫn chưa thỏa mãn tính thiết yếu của thị trường và người tiêu dùng. Ông Ngô Quang Vịnh, cố vấn về kinh tế và cải cách thể chế dự án SAID/VNCI cho hay.

Nam Phong

vietnamnet

Các tin tức khác

>   Lỗ hổng tập đoàn, tổng công ty: “Bức tranh nợ” rất đáng báo động (03/06/2012)

>   Ngân hàng phải tham gia xử lý nợ xấu của DN cá tra (01/06/2012)

>   'Thị trường ôtô Việt Nam không đóng băng, mà hóa đá' (01/06/2012)

>   Cần minh bạch yếu tố cấu thành giá điện (01/06/2012)

>   Phải tái cơ cấu, các tập đoàn kêu khó (31/05/2012)

>    Đơn hàng xuất khẩu gỗ bắt đầu tăng (31/05/2012)

>   Thép ế, giá vẫn cao (31/05/2012)

>   Hội đồng châu Âu đồng ý đàm phán FTA với VN (31/05/2012)

>   EVN được tự quyết tăng giá điện ở mức 5% (31/05/2012)

>   Vietnam Airlines vay Eximbank 100 triệu USD: “Cứ để hồ sơ trong tủ” (31/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật