Thứ Ba, 12/06/2012 09:44

Doanh nghiệp niêm yết chờ đợi dòng vốn rẻ

Liệu DN có giải được “cơn khát” vốn khi NHNN giảm trần lãi suất huy động xuống còn 9%/năm, từ ngày 11/6?

Bà Ngô Thị Hồng Thu - Phó tổng giám đốc CTCP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF)

Quyết định giảm lãi suất huy động xuống 9%/năm của NHNN là thông tin tốt đối với nền kinh tế và là tín hiệu đáng mừng đối với DN. Tuy nhiên, thường phải vài tháng sau, DN mới được hưởng các ưu đãi về lãi suất, bởi phải chờ thời điểm đáo hạn hết các hợp đồng vay cũ.

Hiện nay, mức lãi suất bình quân mà TTF đang phải trả cho các ngân hàng khoảng 16%/năm và Công ty đang sử dụng gần hết hạn mức cho vay. Thông thường, Công ty vay để trang trải các chi phí như mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công, nhà xưởng… Sau khi đối tác thanh toán, thì DN mới quay vòng nguồn vốn tiếp. TTF đang hợp tác với nhiều đối tác lớn nước ngoài, do đó, Công ty phải theo xu hướng toàn cầu là các hợp đồng chỉ được thanh toán khi gần đến hạn, nên dòng tiền về Công ty tuy chậm, nhưng chắc chắn.

Năm 2012, TTF lên kế hoạch 3.000 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, lợi nhuận ròng từ 40 - 59 tỷ đồng. Trong năm nay, Công ty đã đầu tư khép kín công nghệ từ trồng rừng đến chế biến, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, để sản xuất các dòng hàng đặc thù mang thương hiệu TTF.

Với quyết định hạ trần lãi suất huy động xuống còn 9%/năm, Công ty hy vọng lãi suất cho vay từ ngân hàng thương mại giảm còn 12 - 13%/năm.

Ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT CTCP Tasco (HUT)

Việc hạ lãi suất huy động, cũng như áp dụng trần lãi suất cho vay thực tế là tốt, song chính sách thường có độ trễ nhất định. Có nghĩa là, không phải ngay sau khi có quyết định hạ trần lãi suất huy động của NHNN thì DN có cơ hội được vay với lãi suất giảm, mà thường phải sau ít nhất 3 tháng.

Hiện nay, mặc dù lãi suất huy động ở mức tương đối thấp, song thực tế các DN đang phải đi vay với lãi suất phổ biến từ 16 - 18%/năm, thậm chí nhiều DN còn chịu mức lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, bài toán ở đây là tính hiệu quả. Có thể nói, DN vay để sản xuất, trong khi tại một số DN, lượng hàng tồn kho tương đối nhiều. Như vậy, việc không tìm thấy đầu ra đang là bế tắc đối với các DN sản xuất nói chung, điều này có nghĩa, dù lãi suất cho vay được giảm thì cũng khó “cứu” được DN.

Đối với Tasco, để thực hiện kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2012, ngoài số vốn tự có, Công ty còn phải huy động thêm vốn từ các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư khác để triển khai dự án và bổ sung vốn lưu động. Công ty dự kiến phát hành 35 triệu cổ phiếu (tương đương với 350 tỷ đồng) trong năm nay, khi tìm kiếm được các đối tác chiến lược.

Ông Nguyễn Ngọc Bình - Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MCG)

Trong thời gian qua, Công ty được tiếp cận nguồn vốn vay tại Vietcombank và Vietinbank, lãi suất vay so với một số DN khác là tương đối thấp (ở mức trên 15%/năm). Với quyết định hạ trần lãi suất huy động xuống còn 9%/năm của NHNN, Công ty hy vọng sẽ được giảm lãi suất vay xuống còn trên 13%/năm.

Không phải ngay lập tức các DN sẽ được giảm lãi suất, nhưng chính sách mới của NHNN cũng phần nào hỗ trợ DN trong thời điểm khó khăn như hiện nay. Mặc dù vậy, để được vay vốn với lãi suất thấp, các ngân hàng thường có một loạt điều kiện đi kèm mà không phải DN nào cũng đáp ứng được, nên vẫn phải chịu mức lãi vay phổ biến tương đối cao.

Tôi cho rằng, lãi suất giảm sẽ giúp các DN giảm được chi phí lãi vay, song mấu chốt là hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, điều quan trọng là phải có các dự án tốt, có tính khả thi cao, còn đối với các DN sản xuất thì quan trọng là đầu ra của sản phẩm.

Hải Vân

đầu tư chứng kóoán

Các tin tức khác

>   CII: Nhà máy nước Đồng Tâm sai lệch quyết toán gần 166 tỷ (11/06/2012)

>   CTG: Bổ sung hoạt động mua bán trái phiếu, tư vấn M&A (11/06/2012)

>   DXG: Giải ngân hơn 75 tỷ đồng cho Dự án Khu dân cư Giang Điền (11/06/2012)

>   DPR: Lợi nhuận gộp 5 tháng đạt 136 tỷ đồng, bằng 26% kế hoạch (11/06/2012)

>   TNG: Góp 35% vốn lập công ty thời trang (11/06/2012)

>   QCG bất ngờ hủy nội dung lấy ý kiến cơ cấu nợ vay (11/06/2012)

>   TRC: 5 tháng đạt gần 81 tỷ đồng lợi nhuận (11/06/2012)

>   GGG: Đại hội lần 1 bất thành (11/06/2012)

>   TNT: Dự kiến phát hành 21.5 triệu cp tăng vốn lên 300 tỷ đồng (11/06/2012)

>   FMC: Doanh số 5 tháng đạt 27.5 triệu USD (11/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật