Đầu tư mạo hiểm: Rót tiền cho những bản sao? "Về vùng nhiệt đới" đang trở thành một trào lưu trong giới đầu tư khi nhà đầu tư rót tiền vào các DN nhái lại mô hình kinh doanh có sẵn và điều chỉnh áp dụng tại thị trường mới nổi. Đầu tư vào những "bản sao" Trong một tương lai không xa, thị trường mới nổi sẽ tạo ra những thành quả cải tiến được phổ biến trên quy mô toàn cầu. Nó gần giống với tinh thần của đầu tư mạo hiểm, cái được cho là đi tìm kiếm và đầu tư vào những ý tưởng mới chứ không phải chỉ là nhái lại. Và cho đến lúc đó thì "về vùng nhiệt đới" được sẽ trở thành một trào lưu lớn mạnh hơn bao giờ hết. "Về vùng nhiệt đới" đang trở thành một trào lưu trong giới đầu tư. Đó trào lưu nhà đầu tư rót tiền vào các doanh nghiệp nhái lại mô hình kinh doanh có sẵn và điều chỉnh áp dụng tại thị trường mới nổi. Trong ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm hiện này thì thì trào lưu này đang đóng một vai trò quan trọng khi mà môi trường cạnh tranh trong nước đã buộc các nhà đầu tư thung lũng Silicon phải tìm kiếm những cơ hội mới ở những thị trường mới. Julio Vasconcellos, một trong những nhà sáng lập trang Peixe Urbano - website mua hàng giá rẻ tại Brazil thực sự bất ngờ khi nhận thấy cơn lũ đầu từ của người Mỹ đổ vào nước này. Trong số đó có Benchmark Capital, General Atlantic và những nhà đầu tư nội địa cũng đang đổ tiền vào Peixe Urbano. Các tổ chức tài chính chắc hẳn có lý do để lạc quan. Peixe Urbano là phiên bản của Groupon tại Brazil. Ý tưởng "về vùng nhiệt đới" đã có từ trước đó và mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho giới đầu tư mạo hiểm tại thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Baidu - phiên bản của Google tại Trung Quốc hay Alibaba.com, phiên bản của eBay đã từng mang lại khoản lợi lớn cho nhà đầu tư. Ngày nay, họ đang tìm kiếm cơ hội tại các thị trường khác trong đó có Brazil, Indonesia, Nga, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Năm ngoái 3,4 tỷ USD đã được đổ vào thị trường mới nổi thông qua các thương vụ đầu tư mạo hiểm như vậy, gấp đôi so với con số năm 2008. Việc đẩy mạnh đầu tư vào thị trường mới nổi tạo được một động lực lớn trước bởi giới đầu tư đang phải đối mặt với nhiều vấn đề tại thị trường truyền thống. Điều này một phần do có quá nhiều các doanh nghiệp. Theo tổ chức nghiên cứu Preqin, có khoảng 369 trong số các doanh nghiệp tại thị trường hiện nay đang nỗ lực huy động một lượng vốn khủng lồ 50 tỷ USD. Và có vẻ sự cạnh tranh tại thị trường mới nổi dịu bớt hơn rất nhiều. Áp lực từ các nhà đầu tư cũng đang gia tăng. Theo báo cáo mới đây của Kauffman Foundation, 62 trong 100 quỹ đầu tư không thể vượt quá mức lợi nhuận thu được từ thị trường đại chúng. Hầu hết các tổ chức đầu tư mạo hiểm đều không hướng ra thị trường nước ngoài chỉ với mục đích tìm kiếm cơ hội đầu tư tại những "bản sao", nhưng rất nhiều khoản đầu tư của họ lại đổ vào đó. Ông Douglas Leone tại Sequoia Capital- một tổ chức đầu tư lớn thừa nhận rằng, tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc, có đến 50% doanh nghiệp mới thành lập được các quỹ đầu tư nước ngoài hỗ trợ tài chính là các "bản sao" trong lĩnh vực Internet, điện thoại di đông. Trong khi đó tại Ấn Độ con số này lại lên tới gần 70%. Điều này cũng không quá bất ngờ. Đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh đã được "thử nghiệm" trước có thể giảm thiểu được những rủi ro thường gặp trong các doanh nghiệp mới thành lập. Điều đó có nghĩa là những công ty này sẽ phát triển nhanh bởi "tiền bối" của họ đã giải quyết được những khó khăn và cản trở trước đó. Họ cũng có thể tạo ra lợi thế bằng việc thiết kế mô hình kinh doanh sao cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, vùng miền. Flipkart, trang thương mại điện tử tại Ấn Độ là do hai nhân viên cũ của Amazon thành lập. Họ nhận được hỗ trợ tài chính hàng chục triệu USD từ Tiger Global, quỹ đầu tư tại New York chuyên tập trung vào dạng đầu tư này và quỹ đầu tư mạo hiểm Accel Partners. Flipkart đã phải điều chỉnh hình thức kinh doanh của mình với lý do thẻ tín dụng tại Ấn Độ được sử dụng rộng rãi như Mỹ hay các nước phương Tây. Có những cách khác nhau để chơi trò "sao chép". Đế chế Rocket Internet tại Đức do anh em nhà Samwer- Alexander, Marc và Oliver thành lập, được cho là một "nhà máy" chuyên sao chép và bắt chước các mô hình kinh doanh tại Mỹ và châu Âu. Họ thuê các doanh nhân điều hành chúng và thật nhanh chóng xuất khẩu sang thị trường mới nổi để trở thành đi đầu tại thị trường đó. Ngày càng nhiều nhà đầu tư truyền thống thành lập các văn phòng và hỗ trợ một cách có chọn lọc cho những doanh nhân địa phương. Các nhà đầu tư của Mỹ thường rất hứng thú với việc tìm một đối tác địa phương để đưa ra những hướng dẫn và lời khuyên phù hợp giúp những doanh nhân này lèo lái thị trường nội địa. Rủi ro lép vế so với "bản gốc" Những lời khuyên đó có thể rất giá trị trước những rủi ro có thể xảy ra tại thị trường mới nổi. Trước tiên, các công ty có thể mất nhiều thời gian hơn để bắt đầu những bước đi đầu tiên khi mà những thủ tục hành chính địa phương không thuận lơi. Thứ hai, luôn có những rào cản văn hóa. Khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên làm việc cho một công ty chưa có tên tuổi để đổi lấy chút cổ phiếu cũng là một ví dụ. Thứ ba, việc phát hành IPO khác xa tại các thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, nơi mà hoạt động IPO rất im ắng trong khi đó nhà đầu tư lại chỉ thích mua cổ phiếu của những công ty nổi tiếng. Điều này có nghĩa là các công ty liên doanh sẽ phải dựa vào người mua chiến lược- những người có nguy cơ sẽ thâu tóm thành quả của doanh nghiệp. Có một thực tế là các công ty nhái sẽ rất dễ bị mất thị phần khi công ty gốc nhảy vào sân chơi của họ. Sonico, từng được mệnh danh là Facebook của châu Mỹ La Tinh đã bị "đánh" cho tơi tả khi Facebook gia nhập thị trường này. Ngay cả khi có thể cạnh tranh thì những "bản sao chép" không thể trở thành siêu anh hùng trên thị trường bởi về mặt lý thuyết thì họ không hề mới, họ chỉ đi sao chép mô hình của người đi trước. Trong một tương lai không xa, thị trường mới nổi sẽ tạo ra những thành quả cải tiến được phổ biến trên quy mô toàn cầu. Nó gần giống với tinh thần của đầu tư mạo hiểm, cái được cho là đi tìm kiếm và đầu tư vào những ý tưởng mới chứ không phải nhái lại. Và cho đến lúc đó thì "về vùng nhiệt đới" được sẽ trở thành một trào lưu lớn mạnh hơn bao giờ hết. Hung Ninh (Theo Economist) diễn đàn kinh tế việt nam
|