Thứ Năm, 14/06/2012 10:03

Cổ đông lớn Sacombank bị phạt vì tính nhầm tỷ lệ sở hữu

Các cổ đông lớn vừa bị phạt của Sacombank cho biết, do Ngân hàng mua vào 100 triệu cổ phiếu quỹ khiến họ “bỗng dưng” trở thành cổ đông lớn.

Thông tin hai tổ chức và một cá nhân vừa bị UBCK “phạt nguội” 60 triệu đồng/đối tượng được công bố cuối tuần qua được dư luận khá quan tâm, do quyết định này được ban hành ngay khi thương vụ thâu tóm Sacombank (STB) của nhóm cổ đông lớn Eximbank (EIB) hoàn tất.

Từ quyết định này, “chân dung” một số cổ đông lớn từng ủy quyền cho Ngân hàng Eximbank (nắm quyền bỏ phiếu đến trên 51% tại Sacombank) để gây áp lực thay đổi nhiều mặt (nhân sự chủ chốt, kế hoạch kinh doanh…) đến Ngân hàng Sacombank đã lộ diện.

Các ý kiến từ thị trường cho rằng, việc UBCK đưa ra quyết định xử phạt trong vụ việc này là chậm, xét trong bối cảnh diễn biến nóng bỏng của vụ thâu tóm lớn nhất TTCK Việt Nam từ trước đến nay.

Cũng có ý kiến đặt vấn đề, quyết định xử phạt của UBCK có công bằng với Sacombank không, khi mức xử phạt chỉ vài chục triệu đồng/đối tượng, trong khi nếu xử phạt sớm hơn, có thể sẽ khiến cục diện “cuộc chiến” giành quyền kiểm soát Sacombank tại 2 phía sẽ cân bằng hơn.

Tỷ lệ sở hữu tăng lên khi DN mua cổ phiếu quỹ

ĐTCK đã liên hệ với đại diện một trong hai tổ chức bị xử phạt và được giải thích nguồn cơn của vụ việc xuất phát từ sơ suất trong việc cập nhật thông tin về số cổ phiếu STB. Cụ thể, việc Sacombank mua vào 100 triệu cổ phiếu quỹ bắt đầu từ ngày 16/11/2011 tới ngày 3/1/2012 đã làm giảm số cổ phiếu lưu hành từ 10.739,6 triệu xuống còn 973,96 triệu cổ phiếu kể từ ngày 3/1/2012.

Trong khi đó, ngày 9/1/2012, CTCP Đầu tư Sài Gòn Exim đã mua thêm 42.139.266 cổ phiếu STB, làm tăng khối lượng STB sở hữu lên 50.355.510 cổ phiếu. Ở mức sở hữu này, Sài Gòn Exim cứ “đinh ninh” là dưới ngưỡng phải công bố thông tin, do đã sơ suất tính tỷ lệ sở hữu trên vốn điều lệ của Sacombank (theo đó, tỷ lệ này là 4,69%), chứ không tính trên số cổ phiếu lưu hành (5,17%). Đây là lý do chính khiến Sài Gòn Exim không công bố thông tin cổ đông lớn.

Tại Công ty Đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu, vi phạm cũng xảy ra tương tự. Ngày 1/3/2012, Công ty này  đã mua thêm 21.913.623 cổ phiếu STB, làm tăng số lượng cổ phiếu STB sở hữu lên 48.783.623 cổ phiếu.

Sài Gòn Á Châu cũng cứ “đinh ninh” tỷ lệ nắm giữ của Công ty theo vốn điều lệ Sacombank là 4,54%, nên cũng không công bố thông tin. Trong khi đó, vì số cổ phiếu Sacombank lưu hành đã giảm xuống do hành động Sacombank mua cổ phiếu quỹ nói trên, nên tỷ lệ cổ phần nắm giữ của Sài Gòn Á Châu tại Sacombank thực tế là 5,01% (xem bảng).

Các công ty trên đều đã có công văn giải trình  với UCBK về lỗi kỹ thuật (tính nhầm tỷ lệ sở hữu) trong vụ việc mua trở thành cổ đông lớn Sacombank, trước khi chấp thuận án phạt vi phạm hành chính 60 triệu đồng.

Về phía UBCK, tìm hiểu của ĐTCK được biết, việc giám sát các giao dịch bất thường được thực hiện ở khâu đầu tiên là Sở GDCK. Theo định kỳ, Sở sẽ có báo cáo về UBCK để cơ quan này tiếp tục phân tích, làm rõ các dấu hiệu vi phạm. Các quy trình tiếp theo được tiến hành theo trình tự, thủ tục, trong đó điểm mấu chốt để ra được quyết định xử phạt vi phạm hành chính là đối tượng vi phạm phải thừa nhận hành vi của mình và ký vào biên bản vi phạm hành chính. Thông tin thêm về vụ việc từ quan điểm của cơ quan quản lý TTCK, chúng tôi sẽ đề cập trong các số báo ra tiếp theo.

Giang Thanh

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   BTP: Chủ tịch HĐQT bán ròng 17,100 cp (13/06/2012)

>   VSH: Viac mua gần 2.6 triệu cp, nâng sở hữu lên 7.43% (13/06/2012)

>   NTL: Thành viên HĐQT bán ròng 280,000 cp (13/06/2012)

>   FBA: Thành viên BKS đăng ký bán hết 13,500 cổ phiếu (13/06/2012)

>   TPC: Công ty TNHH Quế Trân còn sở hữu 4.81% cổ phần (13/06/2012)

>   BHS: Thành Thành Công đăng ký mua gần 23% cổ phần (13/06/2012)

>   HVG sẽ thanh lý hết cổ phiếu quỹ hiện có  (13/06/2012)

>   DLC: Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 20,000 cổ phiếu (13/06/2012)

>   BXD: Con của Chủ tịch HĐQT đã mua 19,500 cổ phiếu (13/06/2012)

>   Tổng công ty Giấy Việt Nam sẽ thoái vốn tại VIG (13/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật