Chứng khoán Tuần 28/05 - 01/06: Giữa hai “dòng nước”! Sự tăng giảm đan xen diễn ra thường xuyên trong tuần qua cho thấy sự phân vân không rõ xu hướng của thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố để thị trường giảm sâu vẫn chưa xuất hiện, trong khi yếu tố kích thích tăng trưởng cũng chưa hình thành rõ nét. I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 28/05 - 01/06/2012 Giao dịch: Tính tổng cộng cả tuần, VN-Index đã giảm 1.96% và đang ở mức 428.80 điểm, HNX-Index giảm mạnh hơn ở mức 2.24% xuống 74.36 điểm. VS 100 giảm 1.96% đang ở 70.48 điểm và VN 30 giảm 1.67% đứng tại 505.65 điểm. VS-Micro Cap giảm điểm mạnh nhất với mức giảm 2.90%, tiếp theo là VS-Small Cap giảm 1.38%, VS-Mid Cap giảm 0.72%, duy chỉ có VS-Large Cap ngược chiều khi tăng nhẹ 0.30%. Thanh khoản thị trường sụt tiếp tục đà giảm mạnh trong tuần qua, khi khối lượng giao dịch khớp lệnh trên HOSE giảm 17.6% so với tuần trước đó; khối lượng khớp lệnh trên HNX cũng giảm mạnh 24.8%. Thị trường có tuần giao dịch khá buồn tẻ và trầm lắng. Sự tăng giảm đan xen diễn ra thường xuyên trong tuần qua cho thấy sự phân vân không rõ xu hướng của thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố để thị trường giảm sâu vẫn chưa xuất hiện, trong khi yếu tố kích thích tăng trưởng cũng chưa hình thành rõ nét. Thanh khoản thị trường tiếp tục xấu đi trong tuần giao dịch qua chủ yếu do: (1) Thị trườn dao động lên xuống liên tục khiến cho hoạt động bắt đáy thất bại, và làm cho bên mua gia tăng sự e ngại. Vì vậy, hoạt động mua vào cực kỳ dè dặt và chủ yếu mang tính thăm dò. (2) Mặc dù mức biến động giá của các cổ phiếu trong phiên khá rộng nhưng với e ngại rủi ro thì hoạt động trading ngắn hạn cũng diễn ra không mấy sôi động. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong tuần là các cổ phiếu đầu cơ, khi sự e dè đối với nhóm cổ phiếu này lên đến cực độ và động thái ”bỏ chạy” thể hiện khá rõ. Có thể thấy điều này khi Micro Cap và Small Cap là các nhóm cổ phiếu sụt giảm mạnh nhất trong tuần. Sự chú ý của dòng tiền dường như đang tập trung trở lại trên HOSE, đặc biệt là vào các cổ phiếu chủ chốt. Sự tăng hay giảm của nhóm cổ phiếu này đều có thể khiến giao dịch của thị trường nhanh chóng thay đổi bất kể trước đó đang tích cực hay tiêu cực. Phiên giao dịch cuối tuần, thị trường vẫn chưa cho thấy sự e ngại giảm đi khi khối lượng khớp lệnh rớt xuống mức thấp nhất từ tháng 2 đến nay. Tuy nhiên, dòng tiền đầu cơ dường như đang trở lại khi dòng họ Khai khoáng đã có phiên trỗi dậy mạnh mẽ. Nhà đầu tư nước ngoài: Thị trường tiếp tục đà sụt giảm nhưng khối ngoại đã trở lại mua ròng sau tuần bán ròng trước đó. Động thái mua vào liên tiếp của khối ngoại trong các phiên giảm điểm giúp lấy lại sự bình tĩnh cho thị trường và giao dịch diễn ra cân bằng hơn. Tính tổng cộng, giá trị mua ròng tuần qua trên HOSE của khối ngoại đạt 166 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh nhất VCF với hơn 55.2 tỷ đồng; tiếp theo là MBB với 30.9 tỷ đồng và SBT với gần 22.0 tỷ đồng. Trong khi đó, họ bán ròng mạnh nhất cổ phiếu DRC với 19.4 tỷ đồng, BVH với gần 16.1 tỷ đồng và CTG với 10.2 tỷ đồng. Giá trị mua ròng của khối ngoại trên HNX đạt 16.3 tỷ đồng. Họ mua ròng mạnh nhất DBC với 19.5 tỷ đồng và PVX với gần 3.0 tỷ đồng; trong khi bán ròng mạnh nhất VND với 6.6 tỷ đồng và KLS với 5.2 tỷ đồng. Đáng chú ý, việc bán ròng VND, KLS chủ yếu diễn ra trong phiên giao dịch cuối tuần. Cổ phiếu đáng chú ý: Chỉ còn lại 7/24 ngành tăng điểm trong tuần giao dịch qua. Thủy sản bất ngờ đứng đầu danh sách tăng điểm với mức tăng nhẹ 1.20%. Trong nhóm tăng điểm còn có sự góp mặt của hai ngành nóng là Xây dựng tăng 0.35% và Ngân hàng tăng 0.17%. Ở chiều ngược lại, SX Vật liệu xây dựng giảm mạnh nhất với mức giảm 5.33%, tiếp theo là CNTT-Truyền thông giảm 4.16%. Các ngành nóng còn lại như Chứng khoán, Bất động sản, Khai khoáng sụt giảm lần lượt 0.43%, 0.97% và 2.63% Tăng điểm: Các cổ phiếu tăng điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE gồm có: VPK tăng 25.42%, CSG tăng 21.51%, NKG tăng 17.42% và SBS tăng 12.77%. Trên HNX, nhóm cổ phiếu tăng mạnh khá nhiều nhưng khối lượng giao dịch lại rất thấp. VPK tăng mạnh 25.42% dù không có thông tin mới về KQKD trong thời gian gần đây. Nhiều khả năng việc tăng giá mạnh có thể xuất phát từ những thảo luận thâu tóm ở công ty này. Trước đó, KQKD quý 1 của VPK khá ấn tượng khi doanh thu thuần đạt 76.23 tỷ đồng, tăng nhẹ 2.5% so với cùng kỳ, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế đạt 11.36 tỷ đồng, tăng mạnh khoảng 25.59%. So với kế hoạch năm 2012 là 18 tỷ đồng LNST thì VPK đã hoàn thành 63.11% kế hoạch năm. CSG tăng mạnh 21.51% trong tuần qua. Việc CSG tăng mạnh là không quá bất ngờ khi CSG công bố thông tin tiến hành chào mua công khai 80% số lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá 13,000 đồng/cp để giảm vốn điều lệ xuống 53.36 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành việc giảm vốn, CSG sẽ chuyển sang niêm yết HNX. Giá hiện tại (01/06) CSG là 11,300 đồng/ cổ phiếu NKG tăng mạnh 17.42%. Không có thông tin thực sự nổi trội ngoài việc NKG dự kiến sẽ phát hành thêm 15 triệu cổ phiếu chào bán cho các cổ đông chiến lược, cổ đông riêng lẻ và CBCNV của công ty. SBS tăng mạnh 12.77%. Sau quý 1 lỗ khủng 659 tỷ đồng, giá của cổ phiếu SBS đã sụt giảm khá mạnh và có thể đã kích thích dòng tiền đầu cơ trở lại với cổ phiếu này. Bên cạnh đó, việc cổ đông lớn của STB là EIB cho biết sẽ kiểm toán lại để tìm hiểu nguyên nhân lỗ của SBS có thể giúp giới đầu tư hy vọng hơn cho việc minh bạch hóa nguyên nhân lỗ cũng như thông tin tại SBS. Giảm điểm: Trên HOSE đáng chú ý có KSA giảm mạnh 13.24%, TNT giảm 13.04%; trên HNX có KSD giảm 23.04% và MAX giảm 15.93%. KSA giảm mạnh 13.24% mặc dù không có thông tin mới xoay quanh cổ phiếu này trong tuần qua. Nhiều khả năng việc giảm điểm của KSA xuất phát từ xu hướng “bỏ chạy” khỏi các cổ phiếu đầu cơ, đặc biệt là tại nhóm cổ phiếu Khai khoáng. Thông tin xoay quanh TNT cũng không có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, cần chú ý là đà giảm điểm mạnh của TNT đã bắt đầu diễn ra từ ngày 08/05. Nguyên nhân chủ yếu là do KQKD bết bát khi doanh thu quý 1/2012 chỉ đạt 25 triệu đồng và LNST của cổ đông công ty mẹ âm 1,341 tỷ đồng. Việc giảm điểm của TNT trong tuần qua có thể tiếp tục từ xu thế này. Thông tin KSD lỗ ròng 19.5 tỷ đồng trong quý 1/2012 được công bố tuần qua có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm giá mạnh của cổ phiếu này. Mặc dù doanh thu quý 1 đạt 71.36 tỷ đồng tăng hơn 23% so với cùng kỳ, nhưng giá vốn hàng bán và chi phí tài chính gia tăng mạnh đã khiến kết quả lợi nhuận của KSD không đươc như mong đợi. MAX giảm mạnh 15.93% có lẽ bị ảnh hưởng từ việc em ruột thành viên BKS đăng ký thoái toàn bộ 4.24% vốn, tương ứng với 305 nghìn cổ phiếu. KQKD quý 1/2012 của MAX mặc dù sụt giảm so với cùng kỳ nhưng đã khả quan hơn so với quý 4/2011; khi lợi nhuận sau thuế đạt 3.5 tỷ đồng trong khi quý 4/2011 lỗ 9.7 tỷ đồng. II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA Phòng Nghiên cứu VIETSTOCK finfonet
|