Thứ Sáu, 08/06/2012 19:58

Chứng khoán Tuần 04 - 08/06: Đã có tuần bắt đáy thành công!

Tuần qua, dòng tiền đã tập trung khá mạnh vào nhóm cổ phiếu Mid và Large Cap và có tác động tích cực đến mức tăng của các chỉ số thị trường.

I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 04.06 - 08.06.2012

Giao dịch: Tính tổng cộng cả tuần, VN-Index đã tăng nhẹ 0.96% và đang ở mức 432.90 điểm, HNX-Index cũng tăng ở mức 0.97% lên 75.08 điểm. VS 100 giảm 1.37% đang ở 71.45 điểm và VN 30 tăng 0.49% đứng tại 508.15 điểm.

VS-Mid Cap tăng điểm mạnh nhất với mức tăng 1.49%, tiếp theo là VS-Large Cap tăng 1.30% trong khi  VS-Small Cap và VS-Micro Cap ngược chiều giảm lần lượt 0.26% và 0.77%.

Thanh khoản thị trường gia tăng mạnh trong tuần qua, khi khối lượng giao dịch khớp lệnh trên HOSE tăng gần 23% so với tuần trước đó; khối lượng khớp lệnh trên HNX cũng tăng mạnh 38%.

Giao dịch thoả thuận gia tăng đột biến trong tuần qua chủ yếu xuất phát từ giao dịch của STB với 115.6 triệu cổ phiếu tương ứng với 2,890 tỷ đồng, và EIB với 60 triệu cổ phiếu tương ứng 1,026 tỷ đồng.

Sự kiên nhẫn của bên bán có dấu hiệu cạn kiệt cùng với việc bán ròng khá mạnh của khối ngoại đã khiến thị trường bất ngờ sụt giảm mạnh ngay trong phiên giao dịch đầu tuần.

Thị trường đã nhanh chóng lấy lại sự tích cực trong các phiên tiếp theo, chủ yếu nhờ: (1) Hoạt động bắt đáy gia tăng khi các chỉ số bất ngờ sụt giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần. (2) Những thảo luận về về khả năng giảm giá xăng và lãi suất; vốn đã trở thành hiện thực về cuối tuần.

Nhìn chung, ở những phiên tăng điểm đầu tuần, tâm lý thận trọng vẫn lấn át khiến thanh khoản bị sụt giảm, đặc biệt là giao dịch trên HNX, do sự e dè của dòng tiền đầu cơ. Sự thận trọng chỉ thực sự được gỡ bỏ khi các thông tin về giảm giá xăng và lãi suất được chính thức công bố. Đây là chất xúc tác khiến thị trường hoạt động tích cực trở lại và bật mạnh trong phiên giao dịch thứ Năm.

Tuy vậy, thị trường đã điều chỉnh trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần sau khi đã tăng 3 phiên liên tiếp. Chiến lược bán khi xuất hiện tin tốt đã được áp dụng. Giao dịch nhìn chung vẫn diễn ra tích cực và dòng tiền đầu cơ vẫn đang hoạt động mạnh khi các cổ phiếu Khai khoáng duy trì đà tăng mạnh.

Tuần qua, dòng tiền đã tập trung khá mạnh vào nhóm cổ phiếu Mid và Large Cap, khi chỉ số 2 nhóm cổ phiếu này gia tăng khá tốt và có tác động tích cực đến mức tăng của các chỉ số thị trường. Ngoài ra, sự tích cực của dòng tiền đầu cơ đối với các cổ phiếu Khai khoáng như KSA, KSS, KSH, KTB cũng đã giúp sức đáng kể giữ lửa thị trường.

Nhà đầu tư nước ngoài: Thị trường đã lấy lại được đà tăng nhưng khối ngoại vẫn bán ròng mạnh trong tuần qua. Động thái bán ròng này có thể xuất phát từ những thông tin không mấy tốt đẹp từ các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ; và lo ngại nền kinh tế thế giới lại lao vào một cơn suy thoái mới. Việc bán ròng của khối ngoại đã ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý giới đầu tư, đặc biệt là phiên giao dịch đầu tuần.

Tính tổng cộng, giá trị bán ròng tuần qua trên HOSE của khối ngoại lên đến 411.6 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào các bluechips.

Khối ngoại bán ròng mạnh nhất STB với gần 3.7 triệu cổ phiếu tương ứng với 92.5  tỷ đồng; tiếp theo là SSI với 54.7 tỷ đồng và HAG với gần 51 tỷ đồng. Như vậy, lượng cổ phiếu giao dịch thỏa thuận khủng trong tuần là giao dịch trao tay của các nhà đầu tư trong nước.

Trong khi đó, họ mua ròng mạnh nhất cổ phiếu mới niêm yết GAS với 17.6 tỷ đồng, PHR với gần 10.6 tỷ đồng và VCF với 10.5 tỷ đồng.

Giá trị bán ròng của khối ngoại trên HNX đạt 17.7 tỷ đồng. Họ bán ròng mạnh nhất KLS với 11.5 tỷ đồng và PVS với gần 10.2 tỷ đồng; trong khi mua ròng mạnh nhất DBC với 9.8 tỷ đồng và DHL với 2.7 tỷ đồng.

Cổ phiếu đáng chú ý: Số ngành tăng điểm chiếm ưu thế trong tuần giao dịch qua, với 13/24 ngành. Không quá bất ngờ khi Khai khoáng đứng đầu danh sách tăng điểm với mức tăng 4%. Các ngành nóng như Bất động sản và Xây dựng có mức tăng khá tốt 2.72% và 2.13%, trong khi Chứng khoán và Ngân hàng chỉ gia tăng nhẹ lần lượt 0.66% và 0.21%.

Ở chiều ngược lại, CNTT-Truyền thông giảm mạnh nhất với mức giảm 5.67%, tiếp theo là Chứng chỉ quỹ giảm 2.25% và SX Cơ khí giảm 2.06%.

Tăng điểm: Các cổ phiếu tăng điểm mạnh đáng chú ý trong tuần qua trên HOSE có: KSA tăng 25.42%, KSH tăng 17.35%, BGM tăng 17.14%, SRC tăng 14.47%, KSS tăng 14.44%, TTF tăng 13.95%; trên HNX: CMI tăng 29.73%, THV tăng 27.78%, STL tăng 17.44%, CTA tăng 17.24%, FLC tăng 16.35%.

Dòng tiền đầu cơ gia tăng bắt đáy đối với nhóm cổ phiếu Khai khoáng như KSA, KSH, BGM, KSSCTA sau khi đã giảm khá mạnh trước đó đã giúp các cổ phiều này có tuần tăng trưởng mạnh.

SRC tăng mạnh 14.47%. Không có thông tin mới về tình hình hoạt động trong thời gian gần đây nhưng giá của SRC vẫn tăng khá mạnh. Nhiều khả năng việc tăng giá mạnh có thể xuất phát từ hoạt động bắt đáy diễn ra ở cổ phiếu này khi giá của SRC đã liên tục sụt giảm từ ngày 11/5.

TTF tăng mạnh 13.95% trong tuần qua. Việc TTF tăng mạnh có thể đến từ việc ngày 19/06 sẽ chốt quyền nhận cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20%.

CMI tăng mạnh 29.73% có thể xuất phát từ kế hoạch hoạt động trong quý 2/2012 khả quan. CMI dự tính doanh thu trong quý 2 đạt khoảng 25 tỷ đồng, tăng 16% so với quý 1, lợi nhuận trước thuế ước tính 13.5 tỷ đồng tăng gần 57%.

Năm 2012, CMI sẽ tập trung thực hiện các dự án như dự án Đăkđrinh, Mỏ sắt Trấn Hưng – Yên Bái, Mỏ đá trắng Quỳ Hợp, Nhà máy bột siêu mịn CaCO3, Nhà máy đá ốp lát nhân tạo cao cấp CMISTONE và dự án bất động sản Mễ Trì, Hà Nội.

THV tăng mạnh 27.78%. Việc THV tăng mạnh có thể xuất phát từ việc tình hình hoạt động của THV đã được “giải vây” phần nào khi được Công ty Vân Lộ - Vân Nam (Trung Quốc) tạm ứng khoảng 600 tấn cà phê Arabica để công ty sử dụng như phần vốn đối ứng cho việc thu mua nguyên liệu cà phê hòa tan và Robusta để thực hiện hợp đồng đã ký với Công ty thương mại Phong Hoa – Hà Khẩu – Vân Nam. Các hợp đồng đã được ký kết vào ngày 05/06.

STL tăng mạnh 17.44%. Thông tin về hoạt động của STL không có thay đổi trong tuần qua do đó việc tăng mạnh của giá cổ phiếu STL có thể xuất phát từ các thông tin tích cực về khả năng giải cứu ngành bất động sản được công bố trong tuần qua.

FLC tăng 16.35%. Giá của FLC đã liên tục sụt giảm từ ngày 06/03 từ mức 40,400 đồng xuống 15,400 đồng ngày 04/06. Do đó, việc FLC gia tăng khá mạnh trong tuần qua có thể xuất phát tư hoạt động bắt đáy của dòng tiền đầu cơ ở cổ phiếu này.

Giảm điểm: Mặc dù thị trường chỉ tăng điểm nhẹ trong tuần qua nhưng cổ phiếu giảm điểm mạnh (và có khối lượng giao dịch lớn) đáng chú ý nhất chỉ có VPK giảm 9.46%. Không có thông tin mới về hoạt động của VPK trong tuần qua. Việc VPK giảm điểm có thể xuất phát từ (1) VNM bán lượng cổ phiếu lớn (1,031,090 cổ phiếu) ảnh hưởng đến lượng cung trên thị trường (2) Xu hướng điều chỉnh ở cổ phiếu này khi giá của VPK đã liên tục tăng mạnh thời gian qua, theo sau các thảo luận về thâu tóm.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

Phòng Nghiên cứu VIETSTOCK

FFN

Các tin tức khác
Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật