Tây Ban Nha: Tâm chấn mới của khủng hoảng nợ châu Âu
Tây Ban Nha hiện đang là tâm chấn của cuộc khủng hoảng nợ. Nền kinh tế lớn thứ tư tại khu vực đồng euro đang gặp phải một loạt các vấn đề với tỷ lệ thất nghiệp tồi tệ nhất lên tới 24,4%
Nợ cao, như ở Hy Lạp, không phải là vấn đề của Tây Ban Nha. Cho đến nay. Vấn đề tài chính lớn hơn nằm ở khu vực tài chính. Với các ngân hàng mất quyền cấp vốn tài trợ cho thị trường, đất nước này hiện nay đang phải đối mặt với một quyết định quan trọng về việc xử lý các ngân hàng. Dù là giải pháp gì cũng đều rất quan trọng đối với xứ sở bò tót và cả khu vực đồng euro.
Chính phủ hiện nay đang cố gắng để sửa chữa lại thị trường lao động, nhưng không có quá nhiều thành công. Trong ngắn hạn, sự cải cách khuyến khích việc đốt cháy giai đoạn, nhưng trong dài hạn, một sự thay đổi lớn thực sự là rất không chắc chắn - có lẽ ông Rajoy, thủ tướng Tây Ban Nha đã không thể đi xa hơn nữa.
Nợ thực sự ở đâu?
Cắt giảm các khoản nợ liên quan đến một chương trình thắt lưng buộc bụng, đó là việc khó thực hiện khi những căng thẳng trong đời sống xã hội đang gia tăng, đặc biệt là tại Catalonia và Andalusia.
Có phải Tây Ban Nha đang nợ rất nhiều? Tỷ lệ nơ so với GDP của Tây Ban Nha khoảng 69% trong năm 2011 và dự kiến sẽ tăng lên tới 80%. 80% vẫn còn thấp hơn so với của Đức hiện đang ở mức 81 - 82%.
Vì vậy, tại sao Tây Ban Nha phải trả một phí bảo hiểm rủi ro trên 4% so với Đức? Ngoài tỷ lệ thất nghiệp cao, vấn đề thực sự nằm trong lĩnh vực tài chính.
Quả bom bất động sản của Tây Ban Nha và sự vỡ nợ đã đẩy nhiều ngân hàng vào trong tình thế nguy hiểm, một số đã biến mất. Các ngân hàng không muốn cho vay như là họ vẫn mang trên mình gánh nặng của sự phá sản. Chính quyền hiện tại đang cố gắng để làm trong sạch lại khu vực ngân hàng, nhưng làm việc đó quá nhanh có thể gây ra sự nguy hiểm.
Những tiền lệ từ người Ailen
Cho đến nay, cả hai chính phủ hiện tại và trước đó của Ailen đều làm việc hết sức để củng cố lĩnh vực ngân hàng và giảm thiểu nguy cơ rủi ro (ngay cả nếu điều này có thể tạo ra một ngân hàng "quá lớn để sụp đổ"). Họ đã tránh để tiếp quản các ngân hàng
Ailen đã có một trường hợp tương tự về bong bóng bất động sản. Họ đã chuyển qua các khoản nợ của các ngân hàng và tìm thấy chính nó với một cái hố không đáy. Tiền của công dân Ai Len và tiền cứu trợ từ liên minh châu Âu hiện nay được chảy qua chính phủ cho các ngân hàng Ailen và chủ nợ của họ ở Anh, Đức và Pháp (và những người khác).
Tây Ban Nha đã vay 316.3 tỷ euro từ ECB hồi tháng ba, gần gấp đôi số tiền trong tháng Hai. Việc cho vay chuyên sâu không kể đến một nghìn tỷ euro của ECB từ LTRO (hoạt động tái cấp tín dụng dài hạn). Tây Ban Nha đã sử dụng LTRO để làm tăng thêm rất nhiều tiền trong một thời gian, và nguồn vốn hiện nay đã vào khoảng 50% nhu cầu của năm.
Cho phép các ngân hàng sụp đổ
Iceland là một đảo quốc nằm giáp vòng Cực Bắc thuộc khu vực châu Âu, đây là một trong những quốc gia thưa dân nhất thế giới; tính đến tháng 7 năm 2007, dân số của Iceland là 301.931 người.
Bởi thế, thật khó để so sánh hòn đảo nhỏ phía Bắc này với Tây Ban Nha, đặc biệt là một nước Tây Ban Nha trong khu vực đồng euro. Tuy nhiên, Iceland đã tiếp quản các ngân hàng của họ, nhưng không trả các khoản nợ to lớn của họ cho các chủ nợ quốc tế. Họ cho phép các ngân hàng sụp đổ và cũng chịu sự hành hạ bởi khủng hoảng.
Ban đầu, chính phủ muốn thuận theo yêu cầu từ Anh và Hà Lan, nhưng trước áp lực của dân chúng, tiến trình đã thay đổi. Ngày nay, nước này đang tăng trưởng trở lại và tỷ lệ thất nghiệp đang giảm xuống.
Áp lực dân chúng đang tăng lên mỗi ngày tại Tây Ban Nha, với những khẩu hiệu như là "hagamoscomoislandia - Hãy làm như Iceland đã làm". Thật khó để tin rằng chính phủ bảo thủ hiện nay sẽ vẫn theo con đường này, nhưng với sóng gió từ Hy Lạp và sự thay đổi ở Pháp, đi theo mô hình của người Ailen sẽ khó để thực hiện.
LTRO - Hoạt động tái cấp vốn dài hạn - chỉ cung cấp một sự cứu trợ tạm thời như được thấy là làm tăng lên lãi suất trái phiếu chính phủ. Các ngân hàng địa phương sử dụng tiền LTRO để mua trái phiếu Tây Ban Nha. Bây giờ họ bị thua lỗ về các trái phiếu này. Điều này làm tăng thêm các căng thẳng.
Các ngân hàng có thể cần bơm thêm khoảng 88 tỷ euro. Nếu số tiền này đến từ chính phủ, tỷ lệ nợ so với GDP có thể dễ dàng vượt qua tỷ lệ 100% và xấp xỉ với Ý 120%.
Nỗi lo sợ rằng chính quyền Tây Ban Nha sẽ kiểm soát lĩnh vực ngân hàng là một của trong các lí do khiến lãi suất trái phiếu cao hơn và sẽ có thể tăng cao hơn nữa trong chương trình nghị sự.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã thu nhỏ các tổn thất có thể của họ đối với các khoản nợ của Tây Ban Nha. Nhà đầu tư nước ngoài hiện chỉ nắm giữ có 33% nợ, thấp hơn 44% trong năm 2010.
EU sẽ làm gì với Tây Ban Nha
Tây Ban Nha đã được dán nhãn "quá lớn để giải cứu "và có thể thoát khỏi một gói cứu trợ chính thức. Với việc cải cách một phần và với một "hiệp ước tăng trưởng", có lẽ với sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo Hollande của Pháp, nền kinh tế có thể tiếp tục nổi trên nước và thậm chí quay trở lại tăng trưởng mà không cần viện trợ.
Như đã nói ở trên, con voi lớn trong phòng là lĩnh vực ngân hàng. Ở đây, một thỏa thuận giữa Ngân hàng trung ương châu Âu ECB và chính phủ nước nhận có thể bỏ qua gói cứu trợ hình thức. ECB đã biết làm thế nào để tạo ra các nhu cầu cụ thể từ các chính phủ để đổi lấy viện trợ.
Nếu chính phủ Tây Ban Nha đồng ý cho một cải cách quan trọng để xóa sương mù trong lĩnh vực ngân hàng, ECB sẽ có thể giúp đỡ trong việc mở rộng các khoản vay để giúp các ngân hàng vượt qua thời điểm khó khăn. Một chương trình có thể cung cấp một sự bảo đảm rằng chính phủ sẽ tránh được việc tiếp quản các ngân hàng, và lãi suất trái phiếu sẽ giảm xuống mức bình thường ngay cả khi không can thiệp trực tiếp.
ECB cũng có thể mua nhiều hơn các trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha và cuối cùng hành động như là một người cho vay cuối cùng, một cái gì đó hiện không tồn tại trong nhiệm vụ của mình.
Lưu Dung (Theo Forex Crunch)
diễn đàn kinh tế việt nam
|