Thứ Hai, 28/05/2012 22:13

PHT sáp nhập vào TLH: Quy về một mối

Cũng giống như các đợt sáp nhập giữa NKDKDC, VPLVIC, PHT sáp nhập vào TLH xuất phát từ ý muốn cộng hưởng sức mạnh của 2 công ty.

Cả PHT và TLH đều do ông Hà và người thân nắm cổ phần chi phối

Tuy nhiên, bản chất của thương vụ là động thái quy về một mối của cùng một ông chủ tại cả hai doanh nghiệp.

ĐHCĐ bất thường của CTCP Sản xuất và thương mại Phúc Tiến (PHT) đã diễn ra sáng 25/5, nhằm chốt lại lần cuối phương án sáp nhập PHT vào CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH). Theo đó, cổ đông PHT nhất trí tỷ lệ hoán đổi  dự kiến là: 1 cổ phần PHT = 1,25 cổ phần TLH. Sau khi hoán đổi, TLH có nhiều cách tổ chức lại PHT: hoặc PHT trở thành công ty TNHH MTV Phúc Tiến do TLH sở hữu 100% vốn điều lệ, hoặc PHT là chi nhánh/tổ chức khác của TLH. Toàn bộ người lao động của PHT vẫn tiếp tục làm việc tại Phúc Tiến dưới danh nghĩa mới là một đơn vị của TLH. Cùng với việc sáp nhập, PHT sẽ hủy niêm yết cổ phiếu PHT trên TTCK và hủy lưu ký cổ phiếu này tại Trung tâm Lưu ký.

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc PHT, ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết, PHT sẽ sớm đẩy nhanh các thủ tục liên quan đến sáp nhập, có thể chỉ trong 30 ngày, để đưa PHT về với TLH. Điều này đồng nghĩa, thương hiệu mà PHT gây dựng trong hơn 10 năm qua (từ năm 2000) không lâu nữa sẽ biến mất.

Ông Hà, người cùng vợ và một số người thân khai sinh ra PHT năm 2000 chia sẻ, ban đầu, PHT được lập là để phụ trách thị trường thép phía Bắc. Sau quá trình hoạt động, PHT đã xác lập được ít nhiều vị thế. Nhưng có nhiều lý do để PHT phải sáp nhập lúc này.

Hoạt động kinh doanh của PHT ngày càng khó khăn. Năm 2011, doanh thu, lợi nhuận của PHT đều sụt giảm so với năm 2010 và chỉ đạt khoảng 1/2 kế hoạch đặt ra. Trong quý I/2012, kết quả của PHT cũng không sáng sủa hơn khi LNST chỉ đạt hơn 1,1 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 17,7 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Trước viễn cảnh ngành thép được dự báo sẽ vẫn rất khó khăn, cấu trúc lại hoạt động là điều mà nhiều lãnh đạo DN thép phải nghĩ tới.

Ông Hà tính toán, thay vì tổ chức ra 2 công ty ở 2 miền Nam - Bắc và hoạt động khá đơn lẻ, nếu gộp PHT (ở miền Bắc) vào chung với TLH (ở miền Nam), đôi bên sẽ tận dụng được lợi thế của nhau và tiết kiệm được nhiều chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt, quy mô hoạt động, thị trường, thị phần, vốn… của TLH sau sáp nhập cũng sẽ đạt tầm vóc mới. Cả hai sẽ đỡ được rất nhiều áp lực như áp lực phải tăng vốn, phải trả cổ tức…

Cần nói cho rõ, TLH cũng là DN do ông Hà và gia đình gây dựng từ năm 1988. Hiện số cổ phần do ông Hà và người thân nắm giữ chiếm khoảng 45% vốn ở TLH. Riêng ở PHT, ông Hà, vợ và những cá nhân/tổ chức có liên quan đang nắm hơn 52% vốn. Ông Hà hiện là chủ tịch ở cả hai công ty. Vì thế, chỉ cần “trong nhà” thông tỏ, kế hoạch sáp nhập của PHT đã không còn trở ngại gì.

Những người sáng lập ra PHT đồng ý sáp nhập vào TLH vì xét bề dày hoạt động, quy mô vốn, thương hiệu, uy tín, thị trường thị phần…, PHT đều thua TLH. Do đó, giữa 2 đơn vị, PHT là đơn vị bị sáp nhập. Tuy nhiên, PHT lại là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với TLH. Năm 2011, các chỉ số LNST/doanh thu, LNST/tổng tài sản, LNST/vốn chủ sở hữu của PHT đều cao hơn hẳn so với TLH (xem bảng).

Thực tế, PHT là DN có tiềm lực tài chính khá vững khi các chỉ số thanh toán đều dưới 1, tức trong ngưỡng an toàn. Dòng tiền kinh doanh của PHT cuối quý I/2012 vẫn dương. PHT là doanh nghiệp còn nguồn tiền từ các quỹ hơn 100 tỷ đồng. Hàng tồn kho, chủ yếu là hàng hóa và thành phẩm ước còn trên 289 tỷ đồng. Tính chung, tổng tài sản của PHT còn hơn 568,3 tỷ đồng. Vì thế, tỷ lệ hoán đổi 1 cổ phiếu PHT lấy 1,25 cổ phiếu TLH, tương đương 188 tỷ đồng tăng vốn để TLH có PHT là một giá có lợi cho TLH. Đây cũng là lý do để Chủ tịch 2 công ty  quyết định chọn thời điểm năm 2012 để triển khai sáp nhập.

Sau sáp nhập, TLH vẫn là DN hoạt động chính trong ngành thương mại thép, tức phân phối thép dân dụng công nghiệp nhập khẩu, sản xuất thép gia công và vật liệu xây dựng. Nhưng cái khác là hoạt động công ty sau sáp nhập sẽ không còn bó hẹp vùng miền. TLH sau sáp nhập sẽ có vị thế khác, với hy vọng thuận lợi hơn trong cạnh tranh cũng như trong các kế hoạch gọi vốn, đầu tư.

Ngọc Thủy

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Quý I, giá trị các thương vụ M&A đạt 1,5 tỷ USD (24/05/2012)

>   Nắm 49,77% vốn, MICJ trở thành công ty con của MBB (24/05/2012)

>   TV1: Phát hành hơn 3 triệu cp trả cổ tức tỷ lệ 15% (26/05/2012)

>   QNS: Phát hành hơn 32 triệu cp trả cổ tức và bán cho CBCNV (24/05/2012)

>   LCS: Sẽ phát hành 1.6 triệu cổ phiếu để sáp nhập Licogi 16.9 (24/05/2012)

>   VIS phát hành 19 triệu cp để hoán đổi cp Luyện thép Sông Đà (23/05/2012)

>   LGL mua 26% vốn Công ty Thương mại Dịch vụ Nghĩa Đô (22/05/2012)

>   DuocMediplantex thưởng cổ phiếu tỷ lệ 25% (23/05/2012)

>   HUT: Phát hành trái phiếu chuyển đổi đợt 1/2012 (21/05/2012)

>   VTF sẽ hợp nhất vào HVG (21/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật