Thứ Bảy, 26/05/2012 10:18

Kiểm soát túi tiền của chủ đầu tư: Bài toán đã có lời giải

Việc chủ đầu tư dự án huy động vốn của khách hàng rồi đầu tư tràn lan đã gây ra nhiều hệ lụy. Tuy nhiên, với mô hình liên kết 4 nhà mới được đưa ra sẽ góp phần chấm dứt tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích của chủ đầu tư.

Khi chủ đầu tư tự tung tự tác

Thị trường bất động sản thời gian gần đây đã xuất hiện rất nhiều vụ kiện tụng để đòi tiền, rút vốn đầu tư giữa khách hàng và chủ dự án. Trong đó, nguyên nhân chính là do chủ đầu tư huy động vốn của khách hàng nhưng không triển khai dự án theo đúng cam kết trong hợp đồng mà đem tiền đi đầu tư tràn lan đến khi khách hàng đòi lại tiền thì chủ đầu tư không có tiền để trả.

Đơn cử,các khách hàng mua dự án chung cư 30 tầng ở 34 Cầu Diễn, Từ Liêm do Cty TNHH đầu tư và sản xuất dịch vụ thương mại quốc tế Quân Thư làm chủ đầu tư đang phát sốt khi gom góp tiền nộp cho chủ đầu tư từ đầu năm 2011 nhưng đến thời điểm hiện tại dự án vẫn trong tình trạng im lìm.

Tương tự, dự án Hesco (Văn Quán), chủ đầu tư đã huy động vốn của khách hàng từ 2-3 năm trước với cam kết sau 2 năm sẽ bàn giao nhà tuy nhiên dự án đã chậm tiến độ cả vài năm....

Điều đáng nói, trên địa bàn Hà Nội đang có hàng chục dự án bất động sản trong tình trạng giống như hai dự án trên. Lí do của việc chậm tiến độ phần lớn đều do chủ đầu tư không có khả năng tài chính để tiếp tục triển khai dự án. Nhất là trong thời điểm khó khăn của thị trường BĐS hiện nay bán kèm khuyến mại còn không ai mặn mà mua.

Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư dùng tiền huy động vốn của khách hàng mang đi đầu tư dàn trải không có sự tính toán nên tiền đã "chết" ở các dự án khác không thu hồi về được để triển khai các dự án do chính mình làm chủ đầu tư.

Thậm chí có cả những chủ đầu tư "chạy" dự án xong để huy động vốn rồi để đấy, chấp nhận bỏ ra phần lớn số tiền đã "huy động vốn" được để chạy các cửa nhằm không phải khởi công dự án để có cơ hội tốt là cầm tiền hô "biến".

Hậu quả, nhà đầu tư sẽ phải gánh chịu mọi rủi ro và hậu quả của việc huy động vốn, thậm chí có thể bị mất toàn bộ các khoản tiền đã góp vốn do chủ đầu tư phá sản và không có khả năng thực hiện dự án. Chính vì vậy, mà nhiều người mua nhà đã mất niềm tin đối với loại hình nhà ở hình thành trong tương lai.

Đã tìm được tổng quản

Mặc dù trước đó, đã có nhiều ý kiến đề xuất được đưa ra để quản túi tiền của chủ đầu tư như phương án yêu cầu chủ đầu tư phải mở một tài khoản duy nhất tại một ngân hàng cho mỗi dự án chung cư, để nhận các khoản góp vốn, thanh toán mua từ khách hàng. Việc giám sát sử dụng tài khoản này được trao cho ngân hàng. Thậm chí, ngân hàng có thể tham gia hợp đồng mua bán nhà trong vai trò bão lãnh cho chủ đầu tư...

Mới đây, Bộ xây dựng và Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) đã đưa ra triển khai thí điểm mô hình liên kết 4 nhà bao gồm chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu, ngân hàng. Theo đó, BIDV sẽ giữ vai trò cung cấp tín dụng, bảo lãnh thanh toán cho các bên.

Mục đích là đảm bảo cho sự thanh toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu, giữa nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu được thông suốt và đặc biệt là dự án sớm có sản phẩm để đưa ra thị trường.

Ông Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch HĐQT công ty CP Đức Khải cho biết, trước đây khi ngân hàng giải ngân tiền vay cho chủ đầu tư, chủ đầu tư sẽ có tiền để thanh toán trực tiếp cho nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu. Nhưng nay, với chương trình liên kết 4 nhà thì ngân hàng sẽ chi trả trực tiếp cho các đối tượng trên.

“Lâu nay thì việc nợ đồng lần giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các công ty cung ứng vật liệu xây dựng đã trở thành nỗi ám ảnh của các bên. Nay, chủ đầu tư không được cầm tiền nhưng sẽ được ngân hàng cho vay tiền để triển khai dự án. Ngân hàng sẽ chính là người kiểm soát được nguồn tiền của chủ đầu tư ” ông Lâm nói.

Ông Nguyễn Bắc Hà – chủ tịch HĐQT ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam cho rằng, trước đây lòng tin trên thị trường bị giảm sút, nhà thầu không tin chủ đầu tư, nhà cung ứng không tin nhà thầu... dẫn tới hoạt động kinh doanh bị dừng, hàng tồn kho lớn. Bây giờ ngân hàng sẽ đứng ra bảo lãnh và thanh toán cho các bên yên tâm.

Anh Đào

vnmedia

Các tin tức khác

>   Bất động sản Hà Nội “rậm rịch” giao dịch (25/05/2012)

>   Căn hộ giá thấp: Nhà đầu tư thứ cấp xả hàng (24/05/2012)

>   Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng (23/05/2012)

>   Nhà đầu tư săn suất đất bán rẻ (23/05/2012)

>   Doanh nghiệp địa ốc tính kế 'thoát xác' khỏi thị trường (23/05/2012)

>   Bất động sản cả thế giới giảm giá (23/05/2012)

>   Chuẩn bị có đợt giảm giá căn hộ thu nhập thấp (22/05/2012)

>   Nới lỏng tín dụng nhưng không dễ vay tiền mua nhà (21/05/2012)

>   Quảng Ninh đề nghị thu hồi 2 dự án “rùa” của PVN (21/05/2012)

>   Tự bơi, nhà giá rẻ sắp chìm (21/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật