JPMorgan lỗ khủng: Lời cảnh cáo cho các NH lớn
Sai lầm nghiêm trọng của JPMorgan Chase khi để lỗ 2 tỷ USD đã trở thành một vũ khí trong hầu hết những trận chiến quan trọng tại Washington và các thị trường tài chính trong những ngày gần đây.
Quá khứ hào nhoáng
JPMorgan Chase là một trong những hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới. Công ty là đơn vị hàng đầu trong dịch vụ tài chính, lĩnh vực ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản. JPMorgan Chase là đơn vị kinh doanh ngân hàng lớn thứ hai ở Mỹ, sau Bank of America (BoA) và từng có lúc vượt qua cả BoA. Quỹ tự bảo hiểm rủi ro của JPMorgan Chase là quỹ lớn nhất Hoa Kỳ với tài sản lên tới 34 tỷ USD trong năm 2007. JPMorgan Chase cũng là một trong mười ngân hàng uy tín nhất thế giới.
Tổng giám đốc đầu tư của JPMorgan Chase, Ina Drew đã từ chức sau khi khoản thua lỗ 2 tỷ USD của tập đoàn ngân hàng được công bố liên quan tới giao dịch những công cụ vốn phái sinh nhằm làm giảm hoặc bảo vệ ngân hàng tránh khỏi những rủi ro.
Matt Zames, được JPMorgan mô tả như "một nhà quản lý rủi ro đẳng cấp thế giới" và từng được coi là người kế nhiệm tiềm năng cho Dimon, sẽ kế nhiệm chức vụ của Ina Drew.
Cho đến khi khoản thua lỗ được công bố vào hôm thứ Năm tuần trước, Drew vẫn được xem là một trong những nhà quản lý rủi ro giỏi nhất. Bà đã kiếm được hơn 15 triệu USD mỗi năm trong hai năm gần đây nhất.
"Ina là một nhà đầu tư tuyệt vời," một nhà quản lý tiền tệ biết rõ về bà nhưng từ chối xưng tên nói. "Bà ấy thực sự đã làm việc rất tốt trong nhiều năm. Nhưng mọi người lại chỉ nhớ vụ giao dịch cuối cùng của bà."
Tài năng của bà trong việc cân bằng các rủi ro lãi suất của các khoản vay ngân hàng và các tài sản so với rủi ro tỷ lệ gắn liền với tiền gửi và các khoản nợ khác được đồng nghiệp đánh giá cao.
Hiện tại u ám
JPMorgan có danh tiếng là một trong những ngân hàng quản lý tốt nhất và cẩn trọng trong số các ngân hàng lớn tại Mỹ, nếu không muốn nói là trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khoản thua lỗ khổng lồ 2 tỷ USD, một tin làm chấn động toàn ngành tài chính, đã làm hỏng danh tiếng về quản lý rủi ro và gây sự chú ý không tốt vào Jamie Dimon.
Phản ứng của thị trường trong vòng vài giây sau khi mở cửa vào ngày 11/5 sau khi khoản thua lỗ được công bố đã khiến giá cổ phiếu của Morgan giảm 9%. Cổ phiếu của JPMorgan đóng cửa thấp hơn 3,2% ở mức 35,79 USD trên thị trường chứng khoán New York vào hôm thứ Hai.
Vào cuối ngày 11/5, Standard & Poor tuyên bố hạ bậc triển vọng của công ty và cảnh báo rằng khoản thua lỗ này là một "sự tiêu cực tín dụng" với những người nắm giữ trái phiếu.
Cục dữ trữ liên ban cho biết nó hiện đang nghiên cứu xem liệu JPMorgan có những vấn đề rủi ro tương tự tại các chi nhánh khác không, nối tiếp theo cuộc điều tra của Ủy ban chứng khoán Mỹ.
Vào thứ Hai vừa qua, một công ty luật hàng đầu cho biết công ty đã đệ đơn kiện liên bang chống lại JPMorgan và nhiều quan chức ngân hàng khác về khoản thua lỗ và ảnh hưởng của nó tới giá cổ phiếu của ngân hàng.
Tin tức về khoản thua lỗ đã xóa xổ gần 19 tỷ USD từ việc sử dụng vốn thị trường của JPMorgan Chỉ trong hai ngày giao dịch và làm mới lại các tranh luận về quy định tài chính và khái niệm "quá lớn để sụp đổ."
Cần quy định chặt chẽ hơn cho các ngân hàng
Dimon là một trong những nhà lãnh đạo hiếm có của Wall Street được tín nhiệm cao đã đưa JPMorgan vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 mà không bị tổn thương lớn. Tuy nhiên, cuối cùng, khoản thua lỗ 2 tỷ USD có lẽ đã chứng minh rằng nó quá lớn để quản lý và gây ra cơn bão các bình luận về việc làm thế nào để điều tiết hệ thống tài chính? Tất cả những điều này có nghĩa rằng các nhà lập pháp có thể cần phải xem xét điều gì đó chặt chẽ hơn đề xuất quy tắc Volcker năm ngoái.
|
Nhiều người tức giận biểu tình trước trụ sở JPMorgan Chase vào ngày ngân hàng tổ chức đại hội thường niên hôm 15/5
|
Những giao dịch bất thành mà Dimon thừa nhận là "cẩu thả" và "ngu ngốc" được xem như bằng chứng mới nhất cho việc các ngân hàng không thể kiểm soát bản thân và rằng những rủi ro giao dịch của họ vẫn đặt ra mối đe doạ với hệ thống tài chính và nền kinh tế.
Những chỉ trích nhấn mạnh rằng các nhà lập pháp phải chú ý tới lời cảnh tỉnh mới nhất và thắt chặt các hạn chế hơn đối với các hoạt động giao dịch nội sở của các ngân hàng.
Nhà trắng cho biết hôm thứ Hai rằng sự thừa nhận khoản thua lỗ của JPMorgan Chase tuần trước là lý do để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ hơn những quy định của hệ thống tài chính quốc gia.
"JPMorgan là một trong những ngân hàng quản lý tốt nhất và tại đó có Jamie Dimon, một trong những chủ ngân hàng thông minh nhất mà chúng ta có và họ vẫn thua lỗ 2 tỷ USD," ông Obama cho tờ ABC biết. Đã có lúc Dimon được xem là ứng viên cho chức Bộ trưởng tài chính trong nhiệm kỳ thứ hai tiềm năng của ông Obama.
Một quan chức Bộ tài chính Mỹ cho biết Hội đồng Giám sát ổn định tài chính đã không được triệu tập để thảo luận về thiệt hại và không dự định triệu tập. Uỷ ban ngân hàng thượng viện dự định tổ chức phiên điều trần trong các tuần tới về cải cách phố Wall và rất có thể tạo áp lực lên các nhà lập pháp Mỹ về vụ thua lỗ của JPMorgan trong phiên điều trần.
Phát ngôn viên của nhà trắng Jay Carney cho biết, "Thật ngạc nhiên là với các sự kiện mà chúng ta đã chứng kiến vài ngày trước thì vẫn còn những người lập luận rằng chúng ta nên bãi bỏ cải cách phố Wall, rằng chúng ta nên để cho phố Wall tự viết các quy tắc của riêng mình một lần nữa."
Những người chỉ trích cho rằng một chính sách khẩn cấp về rủi ro và việc thông qua các quy định chặt chẽ hơn, ít khẽ hở hơn là cần thiết để tránh khỏi một biến cố ngân hàng lớn tương tự với những biến cố đã khiến cho thị trường tài chính suy thoái vào năm 2008-2009.
Cục Dự trữ Liên bang, Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái và các nhà quản lý khác đang tinh chỉnh những quy tắc để phân biệt chính xác loại giao dịch nào các ngân hàng được phép và không được phép tham gia.
Sai lầm lớn và nghiêm trọng của JPMorgan đã trở thành một vũ khí trong hầu hết những trận chiến quan trọng tại Washington và các thị trường tài chính.
Tại Mỹ, nó củng cố lập luận của những người ủng hộ sự tham gia sâu hơn của chính phủ vào lĩnh vực ngân hàng, rấy lên sự ủng hộ với đề xuất quy tắc Volcker được cho là sẽ ngăn chặn các ngân hàng thực hiện các khoản đầu tư lớn cho tài khoản của chính mình.
Tại Anh, điều này có thể có nghĩa là xem xét lại việc, liệu các hàng rào đề xuất giữa các ngân hàng bán lẻ và ngân hàng đầu tư có phải là sự bảo vệ đầy đủ cho các các dịch vụ ngân hàng thiết yếu hay không.
Với các ngân hàng toàn cầu lớn đang tham gia vào một cuộc tranh luận với Moody's để ngăn chặn việc tổ chức xếp hạng tín dụng này hạ bậc tín dụng của họ - một việc sẽ khiến cho việc vay mượn tốn kém hơn và có thể vắt kiệt lợi nhuận của họ. Vụ việc của JPMorgan sẽ không có lợi vị thế của họ, rằng họ không phải là những tổ chức ít rủi ro hơn so với những lo ngại của Moody.
Nguyễn Tuyến
DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM
|