Thứ Bảy, 26/05/2012 14:38

Hiệu quả doanh nghiệp nhà nước: cũ mà mới

Khó lòng phủ nhận điểm tích cực mà khủng hoảng kinh tế thế giới mang lại cho nền kinh tế Việt Nam là góp phần đưa ra ánh sáng các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, trong đó có các tập đoàn kinh tế của Nhà nước.

Cụ thể, khi kinh tế thế giới giảm tốc, nhu cầu vận chuyển hàng hoá suy giảm. Hệ quả là chỉ số Baltic, thước đo sức khoẻ vận tải viễn dương, giảm cùng với sự suy giảm của các đơn đặt hàng đóng tàu. Tác động này đẩy nhanh tiến trình làm ăn thua lỗ, bộc lộ những điểm yếu về quản lý và điều hành của các anh cả đỏ một thời như Vinashin và mới đây là Vinalines. Quan trọng hơn, sự sụp đổ buộc phải tái cơ cấu Vinashin và có thể sắp tới là Vinalines như một mồi lửa hun đốt một đầu, đặt doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vào thế: cải cách hay là chết?

Trong bối cảnh đó, các kiến nghị về tái cơ cấu DNNN của uỷ ban Kinh tế của Quốc hội mang yếu tố mới khi vẽ ra lộ giới để quy hoạch khối doanh nghiệp đang được xác định giữ vai trò chủ đạo. Sứ mệnh của các doanh nghiệp này tóm gọn là các lĩnh vực mà chỉ nhà nước mới có thể cung cấp như quốc phòng, an ninh, cũng như một số ngành đặc thù, hay trong giai đoạn ươm mầm, nơi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa để mắt hoặc chưa đủ năng lực đảm đương. Xem đề xuất trên như một khung quy hoạch để thấy việc triển khai thực hiện tái cơ cấu DNNN, cần cụ thể hoá các khái niệm như thế nào là lĩnh vực tạo ra hàng hoá thiết yếu? Loại doanh nghiệp trong ngành công nghệ nào được xem là mới và có nhiều rủi ro? Hay thế nào ngành có tính đặc thù? Nếu không xác định được, bài toán tái cơ cấu DNNN ngay trong bước đầu tiên đã dần vào ngõ cụt.

Cho dù minh định được lý do tồn tại của DNNN, điều đó không bảo đảm DNNN sẽ hoạt động hiệu quả. Điểm chung trong kết quả thua lỗ của Vinashin và Vinalines, không chỉ nằm trong loại hình doanh nghiệp hay lĩnh vực hoạt động, mà còn ở các sai phạm trong quản lý và điều hành ở các tập đoàn kinh tế nhà nước, mô hình mang tính thử nghiệm nhưng chưa được tổng kết. Tại nhiều hội thảo liên quan đến chủ đề đổi mới DNNN, các chuyên gia hầu như thống nhất về các bất cập trong mô hình tập đoàn hiện nay. Theo tiến sĩ Trần Tiến Cường, nguyên trưởng ban cải cách và phát triển doanh nghiệp (viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) trong tham luận tại hội thảo “Tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc DNNN” hồi đầu tháng 5 năm nay, cho dù có thay đổi mô hình từ song trùng hay phân tán, cốt lõi, vẫn không có sự phân tách giữa chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước. Điều này dẫn tới các hệ quả, cũng theo tiến sĩ Cường, như không rõ cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu; cơ sự lấn sân từ quản lý nhà nước sang quản lý của chủ sở hữu và ngược lại; bộ máy quản lý không chuyên nghiệp. Tiến sĩ Cường viết rõ: “Sự chồng chéo và không chuyên trách dẫn tới khó quy định rõ và khó phân xử trách nhiệm giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quá trình thực hiện và khi có vấn đề hoặc hậu quả xảy ra”. Cho tới thời điểm này, các bộ lần lượt nhận trách nhiệm về vụ Vinashin song không có gì bảo đảm mối tương quan giữa “nhận trách nhiệm” và khả năng ngăn chặn các sai phạm trong quản lý và điều hành ở các tập đoàn, mà điển hình là ở Vinalines có không ít sai phạm là bản sao của Vinashin.

Lý thuyết đại diện của kinh tế học, chỉ ra trong mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện – ban điều hành, nếu không có thiết chế giám sát, chế độ trả công gắn nghĩa vụ với quyền lợi, thì phía đại diện có xu hướng tìm kiếm lợi ích riêng. Trong môi trường chưa rõ ràng về đại diện chủ sở hữu cũng như thiếu cơ chế giám sát, sự minh bạch thông tin, thì ưu tiên cho lợi ích riêng của những người điều hành càng khó tránh.

Giả sử có sự tách bạch về sở hữu chủ, thì bài toán quản trị DNNN đòi hỏi bộ tiêu chí đánh giá, cơ chế giám sát, minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình. Một khi không cụ thể và lượng hoá được, khó có thể điều hành và giám sát quá trình điều hành, quản trị của doanh nghiệp.

Câu chuyện “Cha chung không ai khóc” ở DNNN vốn thường được nhắc đến từ trước đổi mới kinh tế. Nay, chuyện này vẫn mang tính thời sự ở các tập đoàn kinh tế nhà nước. Chỉ khác là, thời nay các mô hình quản lý, kiến thức quản trị đang được cập nhật khá thường xuyên ở Việt Nam và xuất hiện đều trong các nghiên cứu hay hội thảo về quản trị doanh nghiệp.

Quốc Khánh

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Tập đoàn, tổng công ty đã “chống lãng phí” thế nào? (26/05/2012)

>   Số doanh nghiệp giải thể tiếp tục tăng cao (25/05/2012)

>   Doosan Vina xuất 4.000 tấn thiết bị công nghệ cao (25/05/2012)

>   Sản xuất công nghiệp cả nước 5 tháng tăng 4,2% (25/05/2012)

>   Bí bách: Doanh nhân 'lẩn' vào im lặng (25/05/2012)

>   Cán bộ, công chức mua tài sản lớn phải thanh toán qua tài khoản (25/05/2012)

>   Mỹ áp thuế phá giá với ống thép cácbon Việt Nam (25/05/2012)

>   Nhiều cảng “đói” hàng container (25/05/2012)

>   TPHCM: Nhiều doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất trên 19% (24/05/2012)

>   Xuất khẩu rất khó khăn (24/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật