Vì sao nên lạc quan về vàng?
Trung Quốc đang né tránh lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ đối với Iran bằng việc thanh toán các giao dịch xăng dầu bằng vàng. Khối lượng nhập khẩu vàng của Trung Quốc rất lớn, và thế giới hoàn toàn có thể thấy được tác động của nó lên giá vàng như thế nào.
Cái khó ló cái khôn
Vào ngày cuối năm 2011, tổng thống Obama đã chính thức cho ban hành luật An ninh tài chính quốc gia (NDAA) năm 2012. Theo đó, Mỹ nỗ lực hạn chế doanh thu của Iran từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ bằng cách áp dụng lệnh trừng phạt đối với các tổ chức tài chính nước ngoài thực hiện việc thanh toán các giao dịch dầu mỏ với Iran. Điều khoản này sẽ có hiệu lực từ ngày 28/6.
Với, NDAA, Tổng thống có quyền hạn hủy bỏ lệnh trừng phạt trong những trường hợp cụ thể. Tổng thống có thể miễn lệnh trừng phạt cho các tổ chức tài chính thuộc các quốc gia có sự cắt giảm đáng kể hoạt động mua xăng dầu từ Iran.
Tháng trước, Mỹ tuyên bố miễn lệnh trừng phạt đối với Nhật Bản và 10 nước châu Âu. Trung Quốc - nước từng được Mỹ bãi bỏ lệnh trừng phạt trước đó giờ đây trở thành khách hàng, nhà đầu tư đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất của Iran. Cứ cho là Mỹ sẽ có những động thái tích cực hơn thì Trung Quốc vẫn khó có thể giành được những ưu ái hơn nữa từ Mỹ trong tươg lai.
Đầu tháng Giêng vừa qua, trong một bài viết, Wall Street Journal đưa ra lưu ý, "lệnh trừng phạt là nỗ lực của Mỹ nhằm buộc các quốc gia khác phải lựa chọn hoặc là mua dầu của Iran hoặc là đóng cửa các giao dịch với Mỹ". Các biện pháp cứng rắn đã đặt chính phủ Trung Quốc trong tình thế rất khó xử. Trung Quốc nhận thức được tầm quan trọng trong việc hợp tác với Iran trong khi đó nền kinh tế của họ ngày càng quan hệ phụ thuộc với Mỹ.
Vậy làm sao để Trung Quốc có thể vừa giữ quan hệ lợi ích với Iran mà vẫn hòa hảo được với Mỹ?
Rất đơn giản, họ có thể né tránh được lệnh trừng phạt của Mỹ thông qua hình thức thương mại là trao đổi hàng hóa. Trung Quốc đã và đang đổi nhiều loại sản phẩm của mình để lấy xăng dầu từ Iran trong đó có lương thực, máy giặt, tủ lạnh, đồ chơi, quần áo, mỹ phẩm, toilet.
Việc trao đổi hàng hóa đã phát huy hiệu quả, nhưng Iran cũng rất cần tiền mặt. Trong khi bị phong tỏa với hệ thống tài chính toàn cầu thì loại hàng hóa trao đổi được cho là tổt nhất tiếp theo có lẽ là vàng. Chính vì thế cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi vào cuối tháng 2 vừa qua, ngân hàng Trung Ương Iran cho biết, nước này chấp nhận đổi dầu mỏ để lấy vàng.
Năm ngoái, Trung Quốc nhập khẩu dầu mỏ từ Iran với giá trị 21,7 tỷ USD và xuất khẩu 14,8 tỷ các loại hàng hóa và dịch vụ. Khi NDAA có hiệu lực, hi vọng việc Trung Quốc chuyển vàng tới Iran sẽ tạo nên sự khác biệt lớn.
Khối lượng nhập khẩu vàng của Trung Quốc rất lớn, và thế giới hoàn toàn có thể thấy được tác động của nó lên giá vàng như thế nào.
Không phải là niềm tin tuyệt đối
Tuy nhiên, vàng không phải là phương tiện trao đổi mà thế giới có thể lạc quan tuyệt đối bởi thực tế có 5 yếu tố chính dưới đây sẽ hạn chế mức cầu về vàng được sử dụng trong giao dịch dầu mỏ với Iran.
Đầu tiên, các quốc gia khác sẽ tiếp tục trao đổi hàng hóa với Iran bằng các sản phẩm nông nghiệp, sản xuất. Nga và Pakistan là một ví dụ, họ sẽ thực hiện các giao dịch trao đổi lúa- xăng dầu.
Hơn nữa, tháng 2/2012, Iran đã cho biết họ cũng chấp nhận loại tiền tệ địa phương của các quốc gia để tránh động chạm đến hệ thống tài chính Mỹ. Kết quả là Ấn Độ thông báo họ sẽ không cần đến quyết định miễn trừng phạt từ Mỹ, và bắt đầu mở tài khoản đồng rup để thanh toán 45% giao dịch mua dầu mỏ bằng chính đồng tiền của họ.
Vào năm 2011, Ấn Độ chỉ xuất khẩu 2,7 tỷ USD sang Iran trong khi lại mua dầu của nước này với số lượng trị giá 9,5 tỷ USD. Như vậy, chẳng có lý do gì mà Trung Quốc không yêu cầu Iran chấp nhận giao dịch bằng đồng nhân dân tệ của họ.
Thứ ba, hậu quả của các biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp dụng là lượng xuất khẩu dầu của Iran bị cắt giảm 700.000 thùng một ngày. Trung Quốc đã tăng lượng dầu mỏ mua từ Ả Rập Xe Út, nhà cung cấp lớn nhất của họ, bên cạnh đó là Vịnh Ba Tư, Việt Nam, Nga, Nam Phi, điều này sẽ dẫn đến sụt giảm về nhu cầu nhập khẩu dầu từ Iran.
Thứ tư, Trung Quốc và các quốc gia khác đang lợi dụng tình cảnh khó khăn của Iran để đàm phán giảm giá cả xăng dầu trong các giao dịch của họ.
Thứ năm, nếu như người Iran sẵn sàng chấp nhận lúa mỳ hoặc tiền tệ địa phương làm phương tiện thanh toán thì không có lý do gì để họ từ chối kim loại khác là bạc.
Tuy nhiên, cũng có thể nói không có thứ gì có sức hút lớn như vàng. Có một lý do khác khiến thế giới có thể lạc quan hơn về kim loại này. "Đây không phải là phía cuối của cuộc hành trình", một quan chức cấp cao giấu tên cho biết trên Wall Street Journal vài ngày sau khi ban hành luật NDAA.
Sẽ có nhiều biện pháp trừng phạt khác được thực hiện. Trong trường hợp Mỹ tăng cường các biện pháp trừng phạt thì Iran khó có cơ hội tiếp cận được các đồng tiền tệ mạnh và vì thế nhu cầu về vàng sẽ tăng cao.
HUNGNINH (THEO FORBES)
diễn đàn kinh tế việt nam
|