Chủ Nhật, 15/04/2012 10:01

DN niêm yết nói gì về giảm lãi suất?

Tuy trần lãi suất huy động đã giảm thêm 1% xuống 12%/năm từ ngày 11/4 vừa qua, nhưng lãnh đạo một số DN cho biết, cơ hội tiếp cận nguồn vốn có mức lãi suất phải chăng vẫn rất khó khăn.

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn lãi suất “dễ thở” vẫn xa vời

Ông Tạ Phước Đạt, Phó tổng giám đốc CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn – Savico (SVC)

Mặc dù trần lãi suất huy động đã được giảm thêm 1%, xuống còn 12%/năm nhưng trên thực tế, cơ hội tiếp cận nguồn vốn lãi suất “dễ thở” đối với các DN vẫn xa vời. Hiện nay, SVC đang chịu mức lãi suất vay khá cao, từ 19,5%/năm (của Vietcombank) đến 21,5%/năm (của OCB).

Trên thị trường, mặc dù một số ngân hàng đưa ra mức lãi suất cho vay tối thiểu là 16%/năm, nhưng kèm theo đó là một loạt điều kiện  mà rất ít DN đáp ứng được, nên các DN vẫn phải chịu mức lãi vay phổ biến dao động từ 18 - 22%. Do vậy, trước mắt, việc giảm lãi suất huy động thì tổ chức có lợi chính là các ngân hàng. Ngoài ra, việc NHNN quy định mức trần lãi suất huy động nhưng lại không khống chế trần lãi suất cho vay, dẫn đến tình trạng mỗi ngân hàng áp dụng một kiểu và điều này là bất công bằng đối với DN.

“Doanh nghiệp cần thêm hỗ trợ khác”

Ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (THV)

Việc giảm trần lãi suất huy động còn 12%/năm, trên thực tế không hỗ trợ đáng kể cho các DN vừa và nhỏ, DN thuộc khu vực tư nhân.

Lý do là bởi mặt bằng lãi suất đi vay hiện vẫn duy trì ở mức cao, khoảng từ 17 - 18%/năm. Mức lãi suất này khiến DN không dám vay, bởi trong bối cảnh đầu ra gặp nhiều khó khăn như hiện tại, không biết kinh doanh kiểu gì để đạt lợi nhuận 25 - 30%/năm, trang trải được lãi vay.

Thực tế, ngay cả khi DN chấp nhận mức lãi suất đi vay cao tới 18 - 19%/năm, vẫn không thể tiếp cận được vốn. Điều này xuất phát từ suốt trong năm 2011 đến nay, rất nhiều DN rơi vào diện khó khăn về tài chính, cụ thể là nhiều khoản vay chưa trả hết, hoặc đang trong quá trình tái cơ cấu nợ với các ngân hàng. Bởi vậy, họ bị xếp vào diện rủi ro cao, phải đi vay với lãi suất lên đến trên dưới 20%/năm. Thực tế đang diễn ra một nghịch lý là những DN cần vốn thực sự thì gần như không tiếp cận được do lãi suất cao hoặc phải chịu các điều kiện quá ngặt nghèo từ phía các ngân hàng.

Để chủ trương giảm lãi suất thiết thực hỗ trợ DN, NHNN và các NHTM cần có hình thức trợ giúp DN đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nợ. Điều này mang lại lợi ích cho cả DN lẫn ngân hàng. Khi DN tiếp cận được vốn với lãi suất hợp lý hơn sẽ kinh doanh có lãi trở lại, qua đó hỗ trợ ngân hàng dần thu hồi được vốn có nguy cơ khó đòi, thậm chí mất vốn.

Lãi suất cho vay đã giảm nhưng giảm không đáng kể

Bà Nguyễn Thị Nhi, Phó Tổng giám đốc CTCP Ống thép Việt Đức (VGS)

Có thể nói, việc giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng là mong mỏi chung của cộng đồng doanh nghiệp. Song, trên thực tế, không phải DN nào cũng có cơ hội tiếp cận nguồn vốn có mức lãi suất phải chăng.

Thời gian qua, VGS chịu mức lãi suất từ 18 - 18,5%/năm tại các ngân hàng thương mại nhà nước và mức lãi suất từ 19,5 - 20%, thậm chí lên tới 22,5%/năm từ các ngân hàng TMCP tư nhân.

Trong đợt điều chỉnh lãi suất huy động giảm xuống 13%/năm trong tháng 3/2012, thì lãi suất vay của Công ty cũng được điều chỉnh nhưng không đáng kể, vẫn còn khá cao, trong khoảng 18 - 20%/năm. Đợt điều chỉnh lần 2 này chỉ mới bắt đầu nên chúng tôi chưa thể đánh giá ngay được là điều này có giúp DN tiếp cận được nguồn vốn với mức lãi suất “hời” hay không.

“Hỗ trợ chưa đáng kể”

Ông Lê Văn Lớ, Chủ tịch HĐQT CTCP Dược phẩm Hà Tây (DHT)

Trần lãi suất huy động giảm còn 12%/năm và như NHNN công bố, thì lãi suất cho vay sẽ dao động từ 14 -16%/năm. Nhưng thực tế, mức lãi suất đi vay phổ biến mà DN đang phải trả cho các ngân hàng là từ 16,5%/năm trở lên. Mức lãi suất này khá cao trong bối cảnh hoạt động của các DN đang gặp nhiều khó khăn.

Năm nay, DHT có kế hoạch đi vay khoảng 100 tỷ đồng, để triển khai các hoạt động kinh doanh. Nếu lãi suất đi vay vẫn trên 14%/năm, thì DHT sẽ phải cân nhắc giảm bớt số vốn đi vay, để giải tỏa bớt sức ép chi phí tài chính tăng cao suốt từ năm 2011 đến nay. Ngược lại, nếu vay được vốn với lãi suất khoảng 14%/năm, DHT sẽ mạnh dạn vay thêm vốn, để vừa đầu tư chiều sâu cho lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vừa triển khai một dự án bất động sản mà DHT đang có lợi thế về quỹ đất.

Hải Vân - Hữu Hòe thực hiện

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Đối tác giúp trả nợ muốn Bianfishco gán biệt thự, Rolls Royce (15/04/2012)

>   FPT: Doanh thu của FPT trading giảm hơn 10% trong quý 1 (14/04/2012)

>   FPT vẫn lo lắng về việc thay đổi HĐQT? (14/04/2012)

>   VNL có bị mất khu đất 16,000m2 ở đường Nguyễn Tất Thành? (14/04/2012)

>   NTL: Lựa chọn thời điểm bán 2 triệu cp, giá tối thiểu 35,000 đồng (14/04/2012)

>   GDT: Lãi trước thuế 12 tỷ đồng trong quý 1/2012 (14/04/2012)

>   GDT: 30 tỷ đồng hay 50.2 tỷ đồng cho lợi nhuận năm 2012? (14/04/2012)

>   Quý 1, PNJ ước lợi nhuận trước thuế 118 tỷ đồng (14/04/2012)

>   OPC: Ước đạt 18.2 tỷ đồng lãi ròng quý 1/2012 (14/04/2012)

>   OPC: Cổ đông đề nghị nâng giá phát hành, tăng chỉ tiêu doanh thu 2012 (14/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật