Chủ Nhật, 15/04/2012 10:37

Chống loạn giá vàng: Những câu hỏi chờ NHNN

Vừa qua, DĐDN đã có chùm bài viết xung quanh Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Nghị định 24) và nhận được nhiều phản hồi của độc giả. Vấn đề được nhiều nhà đầu tư cũng như người dân quan tâm là: Khi nào có thương hiệu vàng miếng quốc gia để chấm dứt tình trạng loạn giá vàng miếng ?

Nghị định 24 không phân biệt đối xử giữa vàng miếng SJC và các loại vàng miếng khác

Theo Nghị định 24, để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng, các DN phải đáp ứng đủ 5 điều kiện sau đây: Là DN thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; Có vốn điều lệ từ 100 tỉ đồng trở lên; Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 năm trở lên; Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong 2 năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế); Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại VN từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên...

DN “hết cửa” vàng miếng

Với quy định như vậy, rõ ràng phần lớn các DN kinh doanh vàng hiện tại sẽ không đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng và hầu hết các TCTD đều đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng. Và như vậy, trong số khoảng 12.000 DN đang kinh doanh vàng, số DN có thể kinh doanh vàng miếng còn lại chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Khi Nghị định 24 vừa ban hành thì lập tức Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 1873/NHNN-QLNH yêu cầu Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu VN (Eximbank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) và Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) cùng Cty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC- nhãn hiệu vàng của NHNN) báo cáo về việc triển khai mạng lưới mua, bán vàng miếng. Yêu cầu trên là để khẩn trương triển khai mạng lưới mua, bán vàng miếng đáp ứng nhu cầu mua, bán vàng miếng của người dân trên khắp các tỉnh, thành trên cả nước.

Chưa bàn đến lý do tại sao NHNN lại chỉ chọn 5 ngân hàng trên để báo cáo mà với những quy định như trên theo nhiều chuyên gia kinh tế sẽ khiến cho không ít địa phương “trắng” cơ sở giao dịch vàng miếng, gây khó khăn cho nhà đầu tư và người dân. Bởi ngoại trừ ngân hàng Agribank, hiện nay mức độ “phủ sóng” của các ngân hàng vẫn còn khá hạn chế. Trong khi đó, nguyên lý cơ bản để thúc đẩy lưu thông hàng hóa chính là mạng lưới, hệ thống phân phối.

Phi SJC có là vàng miếng ?

Nghị định 24 được công bố, NHNN đã ngay lập tức cho đăng tải Dự thảo Thông tư Hướng dẫn về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên website của NHHN để lấy ý kiến đóng góp nhưng điều mà nhiều nhà đầu tư quan tâm là lộ trình và quy trình chuyển đỏi các loại vàng miếng không phải SJC sẽ diễn ra như thế nào vẫn chưa có.

Những thương hiệu vàng miếng có tên tuổi trên thị trường đều phải bán với giá thấp hơn 1,5-2 triệu đồng/lượng so với SJC.

Mặc dù vụ Quản lý ngoại hối của NHNN, trong thông điệp phát đi trên website của NHNN, đã khẳng định: Nghị định 24 không phân biệt đối xử giữa vàng miếng SJC và các loại vàng miếng khác” và khuyên “người dân cần bình tĩnh, thận trọng trước các thông tin thất thiệt liên quan đến vàng miếng khác để tránh các thiệt hại không đáng có”. Tuy nhiên, trên thực tế những ngày gần đây  các thương hiệu vàng miếng khác, ngay cả những thương hiệu vàng miếng có tên tuổi trên thị trường là Thăng Long, AAA đều phải bán với giá thấp hơn 1,5-2 triệu đồng/lượng gây thiệt hại không nhỏ cho nhà đầu tư.

Một câu hỏi được đặt ra là quy trình chuyển đổi và lộ trình chuyển đổi các thương hiệu vàng khác sẽ được diễn ra như thế nào? Các thương hiệu vàng miếng khác có được chuyển đổi tương đương với SJC nếu đạt tiêu chuẩn chất lượng khi có thương hiệu vàng miếng quốc gia? Hoặc tỉ lệ quy đổi là bao nhiêu?

Nếu được chuyển đổi tương tương thì các nhà đầu tư lúc này có thể sẽ thu được khoản lời rất lớn bởi giá các thương hiệu vàng miếng khác đang thấp hơn rất nhiều so với SJC. Và đây mới thực sự là “cơ hội vàng” của các nhà đầu tư.

Còn nhớ, cuối năm 2011, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã nói rằng khi có điều kiện, thương hiệu vàng SJC sẽ được đổi tên thành vàng SBV (SBV là tên viết tắt tiếng Anh của Ngân hàng nhà nước VN - State Bank of Vietnam) cho đồng bào yên tâm. Vậy, thời điểm và lộ trình như thế nào đến giờ vẫn chưa có và liệu nhà đầu tư, người dân có thể yêu tâm khi mà thương hiệu chung cho vàng miếng của VN vẫn chưa có và vẫn tồn tại cơ chế hai giá vàng miếng như hiện nay?

Phan Nam

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Cuối tuần, vàng trong nước xuống 43,34 triệu đồng (14/04/2012)

>   Vàng, bạc sụt giảm khi kinh kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt (14/04/2012)

>   Nhà đầu tư ngoại ngỡ ngàng với dịch vụ gửi vàng tại Việt Nam (13/04/2012)

>   Nhanh với vàng miếng, chậm với vàng huy động (13/04/2012)

>   Vàng trong nước đang đắt hơn thế giới gần 1 triệu đồng/lượng (13/04/2012)

>   Vàng tăng hơn 20 USD/oz nhờ kỳ vọng kích thích kinh tế (13/04/2012)

>   Vẫn băn khoăn số phận vàng “phi SJC” (12/04/2012)

>   Giá vàng trong nước tăng trở lại (12/04/2012)

>   Vàng giảm nhẹ sau 3 phiên tăng liên tiếp (12/04/2012)

>   Bạc giảm sức hút, nhà đầu tư chú trọng vào vàng (11/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật