Thứ Sáu, 09/03/2012 16:49

Vì sao HBB tăng mạnh khi báo lỗ?

Động lực mạnh nhất cho sự sôi nổi của thị trường vào giai đoạn giữa quý 1/2012 chính là nhóm CP ngân hàng. Hàng loạt mã như là HBB, EIB, STB, MBB, SHB… đang là điểm nóng thị trường.

* HBB: Bức tranh thực về kết quả kinh doanh năm 2011

* Tổng giám đốc Habubank: Cổ phiếu HBB "nóng" theo thị trường

* HBB khớp lệnh 40 triệu cp: Đang “xả” hay đang gom?

Đặc biệt nhất là mã cổ phiếu HBB được giao dịch với khối lượng “khủng” có phiên lên đến 40 triệu cổ phiếu (ngày 28/2/2012) và giá đã tăng gần 60% chỉ trong vòng trên dưới 2 tháng, đem lại siêu lợi nhuận cho nhiều NĐT.

Giá và khối lượng giao dịch CP HBB tăng rất mạnh bất thường vào cuối tháng 2/2012

Điều gì đã làm giá cổ phiếu HBB tăng một cách ngoạn mục như vậy? Xét trong nhóm các ngân hàng được niêm yết trên hai sàn, HBB chỉ thuộc top những ngân hàng bậc trung với quy mô hoạt động nhỏ với 19 chi nhánh và 53 phòng giao dịch. Năm 2011 là năm khó khăn với hoạt động kinh doanh của ngân hàng này với lợi nhuận sau thuế chỉ đạt khoản 262 tỉ đồng, thấp hơn rất nhiều so với các NH lớn như CTG, EIB, STB…, đặc biệt kết quả kinh doanh trong quý IV lỗ hơn 40 tỉ đồng là một tin khá xấu trong tiêu chuẩn đầu tư chứng khoán. Các chỉ tiêu tài chính quan trọng của DN và các chỉ tiêu cốt lõi của ngành ngân hàng đề thấp hơn so với bình quân ngành. Tốc độ tăng trưởng tín dụng âm 4,57%, tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng 4,69% thuộc hàng cao trong ngành. Bên cạnh đó, các chỉ số ROE, ROA lần lượt 6,39%; 0,66% cũng ở mức thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của ngành là 17,11%; 1,32%.

Với giá HBB hiện nay là 7.500VND thì P/E ở mức 10 không thuộc loại hấp dẫn so với nhiều cổ phiếu khác.

Theo phân loại của NHNN thì HBB thuộc nhóm 3 với mức tăng trưởng tín dụng cho phép là 8%. Với các số liệu trên cho thấy HBB là ngân hàng thuộc nhóm cận trung bình, hiệu quả kinh doanh thấp hơn bình quân ngành, dù chưa có những lo ngại về thanh khoản, nhưng HBB cũng thuộc nhóm ngân hàng sẽ gặp khó khăn mạnh về sức cạnh tranh với các NH tốp trên, nhất là trong giai đoạn Chính phủ vừa hạn chế cung tiền vừa yêu cầu các NH hạ lãi suất huy động xuống 13 – 12% vào cuối quý 1.

Với tất cả nhận định trên cho thấy HBB không thuộc một trong 2 loại cổ phiếu được NĐT giá trị quan tâm, một là hiệu quả kinh doanh không thuộc nhóm đầu của ngành, hai là chưa có những tiềm năng tăng trưởng mạnh hơn các ngân hàng khác. Điều đó cho thấy khối lượng và giá CP của HBB tăng mạnh trong giai đoạn này có nguyên nhân từ động lực khác, mà nhiều khả năng là do xuất hiện làn sóng mua thâu tóm – sáp nhập để sở hữu hay nắm quyền lãnh đạo như trường hợp Sacombank. Xét trên góc độ này cho thấy với giá CP có lúc chỉ có 4000 đ/CP, trong khi HBB có bề dày hoạt động hơn 23 năm, đây là ngành được giám sát chặt và khó được thành lập mới.

Như vậy việc mua khối lượng lớn để tham gia kiểm soát HBB là khá hợp lý. Tuy nhiên với giá HBB hiện nay là 7.500 VND thì P/E ở mức 10 không thuộc loại hấp dẫn so với nhiều cổ phiếu khác. Ngoài ra năm 2012 ngành ngân hàng sẽ đối diện với áp lực cạnh tranh mạnh, hoạt động tín dụng sẽ khó khăn hơn, mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay khó cao như năm 2011 sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Tóm lại, mặc dù giá HBB tăng là hợp lý xuất phát từ giá quá thấp trước đó và có động lực M&A. Tuy nhiên vào giai đoạn hiện nay, giá cổ phiếu HBB đã tăng 59,52% cao gần 2 lần mức tăng chung toàn thị trường, do vậy khả năng tăng giá tiếp tục sẽ rất thấp. Ngược lại khi việc mua thâu tóm chững lại thì giá HBB sẽ quay đầu theo xu thế chung của thị trường. Điều này cho thấy nếu các NĐT cá nhân tiếp tục tham gia mua lướt sóng HBB để hưởng lợi theo hoạt động M&A thì có nguy cơ thua lỗ lớn.

Thế Anh - Tấn Huy

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   NĐT chơi vơi trong khoảng trống pháp lý (09/03/2012)

>   5 quyết sách phát triển TTCK (09/03/2012)

>   Tạo đột phá từ cải cách CTCK (09/03/2012)

>   Ông Đặng Văn Thành vẫn tiếp tục giữ ghế Chủ tịch STB? (09/03/2012)

>   Dòng tiền chớm vào cổ phiếu bất động sản (09/03/2012)

>   Giải mã dòng tiền “khủng” vào chứng khoán (09/03/2012)

>   09/03: Bản tin 20 giờ qua (09/03/2012)

>   HNX: Đưa cổ phiếu AVS vào diện cảnh báo từ 09/03 (08/03/2012)

>   ASA không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (08/03/2012)

>   Ngừng nghiệp vụ môi giới: Lối thoát cho công ty chứng khoán? (08/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật