Thứ Bảy, 17/03/2012 15:01

Thu mua tạm trữ lúa gạo còn chậm

Sau hai ngày các doanh nghiệp xuất khẩu lương thực Việt Nam triển khai thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (tương đương 2 triệu tấn lúa), tình hình hoạt động này ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn khá trầm lắng. Nguyên nhân được xác định là giá mua còn thấp nên người bán còn chần chừ, nghe ngóng thông tin, chờ giá tăng.

Tại các vùng lúa trọng điểm thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bạc Liêu, Long An... việc thu mua lúa của các thương lái diễn khá bình thường, chưa thấy có không khí của một chiến dịch "đại thu mua”. Ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc Công ty lương thực Càng Long (Trà Vinh) cho biết, doanh nghiệp của ông được giao chỉ tiêu thu mua 4.000 tấn gạo (tương đương 8.000 tấn lúa), tuy nhiên sau hai ngày triển khai doanh nghiệp mới chỉ mua được 200 tấn. Theo ông Minh, mua tăng giá lên đôi chút nhưng tình hình vẫn không cải thiện được. Với giá gạo nguyên liệu 6.900 đ/kg, giá lúa khô sẽ dao động từ 5.100 – 5.300 đ/kg. So với vụ lúa trước, giá vẫn còn thấp hơn trong khi chi phí cho vụ lúa này cao hơn, nên tâm lý bà con muốn giữ lúa lại chờ tăng giá.

Theo thống kê sơ bộ đến nay, các tỉnh ĐBSCL mới chỉ thu mua được hơn 100 tấn lúa, gạo các loại, trong đó các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp là những địa phương có lượng thu mua vào cao. Các tỉnh thu mua được thấp là Bạc Liêu, Cà Mau.. Theo nhận định của các chủ doanh nghiệp, tình trạng này chỉ có thể được thay đổi khi mà thị trường xuất khẩu được khai thông.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp Hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, việc thực hiện thu mua tạm trữ đã được VFA lên kế hoạch khá kỹ lưỡng từ trước, các doanh nghiệp được chọn lựa thu mua phải đảm bảo các tiêu chí tài chính lành mạnh, được xác nhận của cục Thuế; kho tàng, chế biến phải đảm bảo, có năng lực tiêu thụ cao. Mặc dù tình hình xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay gặp rất nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, trong khi đó lượng gạo tồn ở các nước tiêu thụ chính đang còn nhiều. Nhưng không vì khó khăn trên mà các doanh nghiệp hạ giá xuất khẩu, bởi hạ giá sẽ kéo theo giá thu mua lúa gạo của bà con giảm theo. Chúng tôi, sẽ cố gắng bảo đảm không để giá lúa xuống dưới 5.000đ/kg (mức bảo đảm cho bà con vẫn có lời). Ông Bảy còn cho biết, đồng thời với việc thu mua, các doanh nghiệp cũng tăng cường tìm các hợp đồng mới và thị trường mới nhằm đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu gạo. Điều này nếu làm tốt sẽ giảm áp lực về giá cho cả doanh nghiệp và bà con nông dân.

Liên quan đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chủ trương thu mua 1 triệu tấn gạo, ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại tiến hành cho các doanh nghiệp được VFA phân công mua thu mua tạm trữ vay vốn. Các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất trong thời hạn trạm trữ 3 tháng. Và hết thời hạn này, nếu doanh nghiệp nào chưa hoàn vốn mới tính lãi suất nhưng không quá 14%/năm.

Quốc Định

Đại Đoàn Kết

Các tin tức khác

>   Giá cà phê, đường tăng, cacao lao dốc (17/03/2012)

>   Sản lượng cao su Ấn Độ tăng 3%, xuất khẩu giảm 88% tháng 2 (17/03/2012)

>   Giá lúa mì toàn cầu tăng (17/03/2012)

>   Sản lượng và xuất khẩu cao su Malaysia giảm (16/03/2012)

>   Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay mua gạo tạm trữ (16/03/2012)

>   Cà phê, cacao giảm do đồng đô la mạnh, đường tăng (15/03/2012)

>   Philippines xem xét nhập gạo Việt Nam hoặc Campuchia (15/03/2012)

>   Hàng ngàn tấn lúa bị ế do ẩm mốc (15/03/2012)

>   Xuất khẩu cà phê tháng 3 có thể giảm 60% (14/03/2012)

>   2012: Sản lượng lúa mì toàn cầu ước đạt 690 triệu tấn (14/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật