Thứ Năm, 08/03/2012 15:33

Niêm yết trên sở GDCK Tokyo: Thời cơ cho doanh nghiệp Việt

Thông qua việc niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho DN có thể dễ dàng huy động vốn, mà có thể kỳ vọng vào việc nâng cao độ tin cậy và thương hiệu của DN.

* Từ khóa "Việt Nam" đang thu hút các NĐT Nhật Bản

Từ năm 2012 trở đi thị trường chứng khoán Tokyo được kỳ vọng vào sự tăng trưởng về số lượng niêm yết

 Đó là khuyến nghị của ông Saito Atsushi - Tổng giám đốc sở giao dịch chứng khoán Tokyo tại toạ đàm “Thu hút Niêm yết IPO và hoạt động M&A giữa Nhật Bản và VN” do VCCI phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) và Cty RECOF tổ chức mới đây.

Đa dạng thị trường

Nói cách khác, đối với các DN Châu Á có chiến lược phát triển trở thành DN toàn cầu, việc niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Tokyo là một bước đi hiệu quả và có giá trị.

Ông Saito Atsushi cho biết thêm, sở giao dịch đang xúc tiến hỗ trợ các DN Châu Á nói chung và VN nói riêng niêm yết tại thị trường chứng khoán Tokyo. Phân tích về những lợi thế khi niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tokyo, ông Konuma Yasuyki - thành viên Ban quản trị, giám đốc bộ phận xúc tiến niêm yết cho biết, sở giao dịch chứng khoán Tokyo hiện được xem là sở giao dịch lớn thứ ba trên thế giới và có nhiều phân khúc thị trường để phù hợp với các nhà đầu tư. Đó là thị trường TSE 1 dành cho các DN lớn, thị trường TSE 2 cho DN trung bình, Mothers cho DN mới nổi, đặc biệt tháng 6/2009 đã thành lập Tokyo AiM, là thị trường dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp… Tại sở giao dịch chứng khoán Tokyo có rất nhiều nhà đầu tư quốc tế đến từ các quốc gia khác nhau, tỉ lệ nhà đầu tư quốc tế chiếm tới 60% giá trị giao dịch.

Đứng thứ 3 trên thế giới nên tiêu chuẩn niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tokyo rất chuyên nghiệp. Ví dụ, một DN muốn niêm yết trên thị trường TS1, thì số lượng cổ phiếu đang lưu hành phải trên 20.000 đơn vị, số lượng cổ đông trên 2.200 người, giá trị vốn hoá trên 25 tỉ Yên( 328,9 triệu USD). Tương tự, với thị trường TSE 2, lần lượt là trên 4.000 đơn vị, 800 người và trên 2 tỉ Yên (26,3 triệu USD). Lợi nhuận và giá trị vốn hoá của cả hai thị trường TSE1 và TSE2, gồm lợi nhuận trong 2 năm gần nhất tối thiểu là từ 500 triệu Yên trở lên tương đương 6,6 triệu USD. Yêu cầu đối mức vốn hóa tối thiểu với những DN này là 50 tỉ Yên (657,9 triệu USD); Doanh thu tối thiếu 10 tỉ Yên, tương đương 131,6 triệu USD.

Trong khi đó, đối với thị trường Mother, yêu cầu số lượng cổ phiếu lưu hành trên 2.000 đơn vị, có trên 500 đơn vị được chào bán công khai, số lượng cổ đông phải trên 300 người và giá trị vốn hoá là trên 1 tỉ USD, tương đương 13,2 triệu USD.

Ngoài ra, ở thị trường Tokyo Pro - Bond, chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp và ngoài Nhật Bản có quy định về niêm yết bao gồm: Trái phiếu phải có được kết quả đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm; Tổ chức bảo lãnh phát hành chính cho trái phiếu phải được đăng ký tại danh sách được phép thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu của sở giao dịch chứng khoán Tokyo. Trong đó, xếp hạng tín nhiệm phải do các Cty hàng đầu xếp hạng như: S&P, Moodys, Fitch hoặc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm Nhật Bản (JCR/R&I)...

Cơ hội thu hút vốn

Theo ông Konuma Yasuyki, khi niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Tokyo, các DN VN sẽ có nhiều cơ hội thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư cá nhân với nguồn lực tài chính dồi dào khoảng 19,482 tỉ USD. Bên cạnh đó, với thương hiệu được niêm yết tại thị trường này sẽ giúp DN VN được biết đến nhiều hơn và tăng cường tín nhiệm đối với DN đó không chỉ ở Nhật  mà còn các thị trường Châu Á khác.

Cũng theo ông Konuma Yasuykim, nhiều tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản đang đầu tư tại VN cũng đang niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Tokyo, đó là: Toyota, Panasonic, Honda, Toshiba, Mitsubishi, Suzuki… Chính vì vậy, các DN Việt sẽ có nhiều cơ hội để liên kết chiến lược với các Cty hàng đầu của Nhật Bản.

Năm 2011 chứng kiến sự khó khăn của thị trường chứng khoán toàn cầu, tuy nhiên, số lượng các DN niêm yết trên sàn giao dịch Tokyo là 37, trong khi năm 2010 là 22 DN, qua đó có thể khẳng định rằng thị trường đã có những bước hồi phục vững chắc. Từ năm 2012 trở đi thị trường chứng khoán Tokyo được kỳ vọng vào sự tăng trưởng về số lượng niêm yết. Sở giao dịch chứng khoán Tokyo dự kiến sẽ đạt mục tiêu có hơn 60 DN sẽ niêm yết vào năm 2013.

“Hiện nay, xu hướng đầu tư chứng khoán vào các DN nước ngoài trong cơ cấu tài sản tài chính cá nhân của người Nhật đang có sự tăng lên mạnh mẽ và ổn định. Nhà đầu tư cá nhân Nhật Bản luôn hoan nghênh và chào đón các chứng khoán nước ngoài được niêm yết tại thị trường Tokyo” - Ông Konuma Yasuykim cho biết.

Quốc Anh

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   BIDV sẽ niêm yết trong tháng 6 (07/03/2012)

>   ASA: Sắp chào sàn HNX với giá tham chiếu 11,000 đồng/cp (06/03/2012)

>   SVI: 12/03 chính thức giao dịch gần 10 triệu cp trên HOSE (05/03/2012)

>   VCB sẽ niêm yết 1,6 tỉ CP thuộc sở hữu nhà nước (05/03/2012)

>   LAS: 01/03 chào sàn HNX 54 triệu cổ phiếu (29/02/2012)

>   JVC: 08/03 giao dịch bổ sung 8 triệu cp (01/03/2012)

>   LAS: Được chấp thuận niêm yết 54 triệu cổ phiếu (22/02/2012)

>   IMT chính thức hủy giao dịch trên UPCoM từ ngày 29/02 (20/02/2012)

>   DCL được giao dịch trở lại dưới dạng bị kiểm soát từ 23/02 (20/02/2012)

>   KHL: Cổ phiếu thứ 395 chào sàn tại HNX (20/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật