Thứ Ba, 13/03/2012 22:14

Nhiều doanh nghiệp thép có nguy cơ phá sản

Nhiều doanh nghiệp thép đang gặp khó khăn lớn do phải sản xuất cầm chừng, hàng tồn kho lớn, chấp nhận bán lỗ có nguy cơ phá sản cao.

Thị trường bất động sản đóng băng kéo theo ngành thép rơi vào khó khăn, dù vậy giá thép xây dựng không hề giảm, thậm chí có xu hướng tăng giá so với năm ngoái vì phụ thuộc nhập khẩu.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam thì mức tiêu thụ thép từ trong tháng 2 chỉ đạt 360 nghìn tấn, tăng khoảng 130 nghìn tấn so với tháng 1, nhưng giảm gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự báo, tiêu thụ trong những tháng tới vẫn ở mức thấp bởi các dự án BĐS, dự án đầu tư xây dựng cơ bản vẫn gần như dậm chân tại chỗ. Do vậy, lượng thép thành phẩm tồn kho đang ở mức cao, gần 400 nghìn tấn, lượng phôi tồn kho trên 500 nghìn tấn. Và theo dự báo của Hiệp hội này năm 2012 lượng tiêu thụ thép cả nước sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 4%, khoảng 9,8 triệu tấn.

Trước tình hình trên, nhiều doanh nghiệp thép đang chấp nhận bán lỗ từ 15,4 - 15,5 triệu đồng/tấn, chưa tính thuế, trong khi giá thành sản xuất 1 tấn thép từ 15,8 - 15,9 triệu đồng. Chưa kể, còn phải phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc.

Giá các loại thép bán ở các đại lý vẫn không hề giảm, vẫn giữ ở mức ổn định, thậm chí còn tăng chút ít so với năm ngoái. Theo đó, thép niêm yết giá bán tại các đại lý cấp 1 là thép VIS 15,7 triệu đồng/tấn; thép cây 15,64 triệu đồng/tấn, thép Việt Đức 15,3 triệu đồng/tấn, thép Hòa Phát 15,8 triệu đồng/tấn.

Mặc dù lượng thép tồn kho rất lớn, tuy nhiên các doanh nghiệp phải nhập khẩu đến 80% sắt thép phế liệu, gần 30% phôi, 100% thép cuộn cán nóng, gần 100% than cốc, than mỡ… nên việc phụ thuộc lớn vào giá nguyên liệu của thị trường thế giới. Thêm vào đó, giá điện tăng, giá nguyên vật liệu tăng cao, lãi suất ngân hàng chưa giảm.

Cũng theo Hiệp hội thép Việt Nam, trong năm 2012, giá thép trên thị trường thế giới khó tăng cao do các nước nhập khẩu nhiều như Mỹ và Tây Âu - sẽ giảm nhập khẩu khiến cho lượng thép của các nước xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản dư thừa. Do vậy, giá các mặt hàng nguyên liệu như: quặng sắt, than mỡ, than cốc, thép phế, phôi thép… cũng khó tiêu thụ được.

Năm 2011, đã có 5-6 doanh nghiệp ngành thép phá sản và nhiều doanh nghiệp khác phải tạm ngừng sản xuất, làm giảm công suất của toàn ngành từ 25-30%. Dự kiến năm 2012, ngành thép chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng 3-4% so với năm 2011 và đây được xem là mức tăng trưởng thấp nhất của ngành thép so với mức tăng trên 20%/năm, giai đoạn 2005-2010.

Báo Xây dựng

Các tin tức khác

>   Nhập siêu hai tháng chỉ bằng 1/18 cùng kỳ năm ngoái (13/03/2012)

>   Hướng đi nào cho ngành đóng tàu Việt Nam? (13/03/2012)

>   EVN lại tính toán xin tăng giá điện (13/03/2012)

>   Đóng cửa lò gạch Hoffman: Nguy cơ mất hàng ngàn tỷ đồng (13/03/2012)

>   Không cho nhập siêu xe làm quà tặng (13/03/2012)

>   Doanh nghiệp bị cấm đặt tên nhạy cảm (13/03/2012)

>   Siêu thị Nhật tăng tốc vào Việt Nam (13/03/2012)

>   Để chấm dứt những cú sốc tăng giá (13/03/2012)

>   Cơ hội chấn chỉnh ngành chăn nuôi (13/03/2012)

>   Tiền ký quỹ du lịch sẽ được hưởng mức lãi suất cao nhất (12/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật