Thứ Sáu, 16/03/2012 15:01

Người nghèo có thể cứu thế giới?

Những sự kiện từ đầu năm đến nay chứng thực rằng thế giới đang mất cân xứng.

Kẹt giữa bất ổn tài chính và triển vọng kinh tế u ám, các nước giàu có thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế) và tầng lớp trung lưu của họ đang lo ngại về sự suy yếu địa chính trị lẫn sự xuống cấp của xã hội. Tuy nhiên, ở nhiều nơi thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh, niềm lạc quan đang thống trị.

Tại các nước phát triển, trạng thái không mong đợi nói trên đang khơi lại chủ nghĩa bảo hộ, mà người Pháp gọi đó là “phản toàn cầu hoá”. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi lại có vẻ đang rất tự tin vào thị trường nội địa của mình. Nhưng vì các nước phát triển, mới nổi và đang phát triển giờ đã liên kết chặt với nhau, nên hoặc sẽ cùng nhau vượt qua được khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, hoặc sẽ cùng chìm vào tâm xoáy, dữ dội nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước.

Sau Thế chiến II, một nền kinh tế toàn cầu mới xuất hiện, ở đó, ngày càng nhiều nước đang phát triển theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, bằng cách cung cấp nguyên liệu thô và hàng hoá gia đình cho các nước công nghiệp. Nền kinh tế toàn cầu mới này mang lại những thành quả không thể phủ nhận: số người thoát nghèo trong thế kỷ 20 nhiều hơn cả 2 thiên niên kỷ trước đó; giúp làm giàu cho các nước OECD, khi các nước này nhập được các hàng hoá và dịch vụ giá rẻ.

Nhưng mô hình tăng trưởng này cũng làm lung lay cấu trúc xã hội của các nước giàu có, phổ biến sự bất công và loại bỏ sự cân xứng của dân số khỏi thị trường lao động. Ngoài ra, nó cũng là nguyên nhân gây ra những mất cân đối về tài chính: để ngăn chặn bất ổn lan rộng và tăng trưởng chậm lại, các nước OECD thúc đẩy tiêu dùng bằng cách lao đi vay mượn - cả công (dẫn đến khủng hoảng nợ công châu Âu) và tư (dẫn đến khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ).

Mô hình này khiến các nhà cung cấp chính về năng lượng và hàng hoá cho các nước OECD nhanh chóng trở thành các chủ nợ của họ. Tình huống hoán vị đặc biệt của lịch sử xuất hiện, phần nghèo của thế giới giờ lại tài trợ ngược cho phần giàu, vì sẵn có lượng lớn dự trữ ngoại tệ.

Quả vậy, sự phình to của khu vực tài chính toàn cầu ngày nay phản ánh những nỗ lực nhằm quay vòng thặng dư cán cân thanh toán ngày càng tăng của các nước mới nổi, đồng thời để bù lấp thâm hụt ngày càng sâu của các nước giàu.

Cho đến gần đây, trạng thái mới này mới được để ý. Sự tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi sẽ tất yếu dẫn đến sự tăng lên của tiền công và giá cả, nhờ đó, ngăn chặn được đà suy giảm sản xuất ở các nước OECD. Sự chuyển đổi về nhân khẩu học ở các nước mới nổi sẽ kích thích thị trường nội địa các nước này phát triển, giảm tỷ lệ tiết kiệm và tái cân bằng thương mại toàn cầu.

Điều đó đúng về mặt lý thuyết, nhưng độ dài của thời kỳ chuyển đổi này, giữa lúc cao điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu, lại bị đánh giá thấp quá thấp. Thực tế, việc nguồn lực con người đang thay thế các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị giới hạn để đóng góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể kéo dài vô hạn định giai đoạn chuyển đổi này, vì hai lý do.

Thứ nhất, dưới góc độc kinh tế vĩ mô, chúng ta có thể không còn trông cậy vào việc giảm giá các nguyên liệu thô, một trong những nhân tố giúp ổn định kinh tế thời kỳ khủng hoảng. Nhu cầu đang tăng lên ở các nước mới nổi, chi phí tài nguyên thiên nhiên chắc chắn sẽ là sức ép ngày càng lớn.

Thứ hai, dưới góc độ xã hội, khi lực lượng lao động toàn cầu tăng lên gấp đôi trong thế kỷ 20, lượng lao động dự bị - thất nghiệp tạm thời đã tăng lên ở Trung Quốc và trong số 3 tỷ cư dân của các nước đang phát triển.

Nếu phân tích này đúng, chiến dịch tái cân bằng toàn cầu mới sẽ cần được khởi động ở đâu đó, chứ không phải ở các nền kinh tế OECD giàu có. Việc thực hiện mô hình tăng trưởng mới ở các nước đang phát triển - không phụ thuộc vào xuất khẩu - có thể cung cấp ít nhất phần nào lực cầu mà nền kinh tế thế giới đang rất cần.

Quang Huy (Theo báo chí nước ngoài)

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Canh bạc thôn tính doanh nghiệp kỳ 4: Kịch bản như thật (15/03/2012)

>   Mỹ, Anh nhất trí hợp tác mở các kho dầu chiến lược (16/03/2012)

>   Các DN Mỹ có lượng tiền mặt kỷ lục (15/03/2012)

>   Sản lượng dầu xuất khẩu của Iran sẽ giảm một nửa (15/03/2012)

>   "Nhật sẽ là thị trường mới của hàng không giá rẻ" (15/03/2012)

>   FTA giữa Mỹ và Hàn Quốc chính thức có hiệu lực (15/03/2012)

>   Thế giới có tái bùng phát cuộc chiến đất hiếm? (15/03/2012)

>   Dầu xuống dưới 106 USD/thùng do sức ép từ đồng USD mạnh (15/03/2012)

>   Vàng mất hơn 50 USD/oz do khả năng kích thích tiền tệ giảm (15/03/2012)

>   Tỷ phú Nga đại chiến ở hãng nhôm lớn nhất thế giới (14/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật