Thứ Sáu, 16/03/2012 16:49

GS. TSKH. Đặng Hùng Võ: Chính sách đất đai cần cởi mở để thu hút FDI

Theo GS. TSKH. Đặng Hùng Võ, khả năng tăng vốn FDI có mối liên quan chặt chẽ với độ cởi mở của các chính sách đất đai. Vì thế, tạo bình đẳng về quyền tiếp cận đất đai giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ là một bước quan trọng để tăng vốn FDI trong thời gian tới.       

Chính sách đất đai gắn với thu hút đầu tư

Giáo sư Võ cho biết, vốn FDI tăng khá mạnh trong giai đoạn 1993 - 1994 là do Luật Đất đai năm 1993 và Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất ở Việt Nam đã có những quy định cụ thể mang tính ổn định cho môi trường đầu tư FDI.

Tuy nhiên sau đó luồng vốn này bị giảm đáng kể vào năm 1998 do khủng hoảng tài chính khu vực.

Từ năm 2004, vốn FDI thực hiện bắt đầu tăng trở lại với tốc độ cao hơn do sự cởi mở hơn của Luật Đất đai 2003, mở rộng nhiều quyền cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong năm 2007 và 2008, vốn FDI thực hiện tăng đáng kể do Chính phủ đã tạo được cơ chế bình đẳng thực sự giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong thực hiện các dự án phát triển bất động sản nhà ở.

3 năm gần đây, vốn FDI thực hiện giảm đi do những khó khăn của nền kinh tế trong nước khi Chính phủ thực hiện các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát.

Như vậy, Việt Nam cần đổi mới chính sách đất đai nhằm khuyến khích thu hút đầu tư. Bởi theo Giáo sư Võ, cùng với nguyên tắc của WTO thì sớm hay muộn Việt Nam cũng phải xây dựng một hệ thống pháp luật đất đai trên nguyên tắc bảo đảm sự công bằng về quyền và nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

5 đổi mới cần thực hiện để thu hút FDI vào bất động sản

Giáo sư Võ đưa ra những đổi mới tiếp theo về chính sách đất đai nhằm đạt được tính công bằng giữa các nhà đầu tư. Đồng thời, những đổi mới này cũng được xem xét cùng với những đổi mới cần thiết về cách thức tiếp cận đất đai cho các dự án đầu tư vì mục tiêu lợi nhuận.

Thứ nhất, cơ chế "Nhà nước thu hồi đất" được thay thế bằng cơ chế "Nhà nước trưng dụng đất" và chỉ được áp dụng cho các dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Thứ hai, các dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận của nhà đầu tư chỉ được tiếp cận đất đai thông qua cơ chế thoả thuận với người đang sử dụng đất để nhận chuyển nhượng, thuê hoặc nhận góp vốn bằng đất đai.

Trường hợp đã đạt được sự đồng thuận của ít nhất 80% số lượng người đang sử dụng đất mà gặp trở ngại từ sự bất hợp tác của những người đang sử dụng đất còn lại thì Nhà nước cho phép áp dụng cơ chế chuyển nhượng bắt buộc theo mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Thứ ba, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều được lựa chọn hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm để thực hiện các dự án đầu tư có thời hạn. Theo đó, tiền thuê đất ở được tính bằng tiền sử dụng đất ở đối với các dự án xây dựng kinh doanh nhà ở.

Thứ tư, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều được quyền nhận chuyển nhượng đất đai từ tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi dự án đầu tư đã được chấp thuận địa điểm.

Thứ năm, nhà đầu tư được thực hiện các quyền giao dịch đối với đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất một lần, đối với đất đã nhận chuyển nhượng, thuê, nhận góp vốn; quyền giao dịch được thực hiện theo thời hạn sử dụng đất.

Bên cạnh đó, pháp luật đất đai cần đa dạng hoá các hình thức tiếp cận đất đai thông qua Tổ chức phát triển quỹ đất để làm giảm nhẹ áp lực về sự phức tạp của đất đai lên các nhà đầu tư.

”Việc đẩy mạnh thu hút vốn FDI sẽ mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế Việt Nam. Lợi ích này không chỉ là tăng vốn đầu tư mà còn tăng thêm hàm lượng công nghệ của hàng hoá, sản phẩm, tận dụng được kinh nghiệm quản lý, giải quyết tốt vấn đề lao động và thu nhập của người lao động. Những yếu kém hiện nay trong quản lý các dự án FDI sẽ khắc phục được nếu chúng ta có những giải pháp hợp lý về quản lý tài chính và thuế” – Giáo sư Võ khẳng định.

Theo ông, khả năng tăng vốn FDI có mối liên quan chặt chẽ với độ cởi mở của các chính sách đất đai. Vì vậy, việc tạo bình đẳng về quyền tiếp cận đất đai giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài sẽ là một bước quan trọng để tăng vốn FDI trong thời gian tới.       

Bài viết liên quan:

* Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam năm 2011

* Giải pháp hút vốn FDI vào công nghiệp phụ trợ

* Chuyển giá - mặt trái của vốn FDI

* Thu hút FDI: Khéo nói, chưa khéo làm

* M&A với các nhà đầu tư nước ngoài: Chờ bùng nổ các thương vụ lớn

Minh An (Vietstock)

finfonet

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp BĐS “chết” hàng loạt là chuyện lớn (16/03/2012)

>   Đề xuất thành lập quỹ phát triển đất tại TPHCM (16/03/2012)

>   Nhà đầu tư đau đầu vì tiền chênh (16/03/2012)

>   Địa ốc chuyển công năng để 'chữa cháy' (15/03/2012)

>   Ngân hàng hạ lãi suất: Thị trường bất động sản ấm trở lại? (15/03/2012)

>   Ông lớn địa ốc trần tình chuyện nợ thuế trăm tỷ (15/03/2012)

>   Đề nghị Tập đoàn Nam Cường làm rõ nội dung khiếu nại (15/03/2012)

>   50% giao dịch không qua sàn giao dịch bất động sản (15/03/2012)

>   Hà Nội ban hành khung giá tính trước bạ nhà đất (14/03/2012)

>   Bất động sản: La liệt dự án 'bất động', chủ đầu tư 'hụt hơi' (14/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật