Chủ Nhật, 19/02/2012 09:43

Tăng phí trước bạ ôtô, kho bạc có tăng thu?

Sau khi Hà Nội tăng lệ phí trước bạ ôtô lên 20%, phí cấp biển xe lên 20 triệu đồng và TP.HCM tăng lệ phí trước bạ ôtô lên 15%, trả lời cơ quan truyền thông, một số quan chức hai thành phố này cho rằng mục đích tăng lệ phí trước bạ là nhằm tăng thu cho ngân sách và giảm ôtô cá nhân.

Sau một thời gian đi vào cuộc sống, nhiều ý kiến cho rằng việc tăng lệ phí trược bạ trên thực tế chỉ có thể làm giảm ô tô cá nhân, còn việc tăng thu cho ngân sách thì có vẻ như đang đi ngược lại.

Nhìn vào lượng xe bán ra trong tháng 1/2012 thì thấy rõ. Số lượng xe ôtô tiêu thụ giảm thảm hại. Cả 17 DN thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) chỉ bán được 4.274 chiếc các loại, thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, giảm đến 61% so với tháng liền trước và 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, những mẫu xe phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cao là xe dưới 10 chỗ chỉ bán được 2.711 xe, trong khi tháng 12/2011 bán được 6.950 xe.

Theo dự báo của các DN ôtô, nhu cầu về xe ôtô năm 2012 sẽ giảm khoảng 20% so với 2011. Nhưng nhìn vào con số bán hàng đầu năm 2012 nhiều dự báo còn bi quan hơn cho rằng mức tiêu thụ sẽ thấp hơn nữa, nhất là xe dưới 10 chỗ bởi lệ phí tăng cao.

Năm 2011 số tiền nộp vào ngân sách nhà nước của các DN thuộc VAMA gần 2 tỷ USD, gồm các khoản thuế nhập khẩu linh kiện, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT và thuế thu nhập DN. Nếu đúng như dự báo tiêu thụ xe giảm 20% thì mức nộp ngân sách ước tính sẽ giảm khoảng 300 triệu USD.

Trong khi đó, các tính toán cho thấy nguồn thu tăng do lệ phí trước bạ tăng và phí cấp biển tăng tại Hà Nội và TP.HCM không bù đắp được.

Theo số liệu của Bộ Công an, hàng năm Hà Nội có số ôtô đăng ký mới khoảng 30.000 chiếc, TP.HCM 20.000 chiếc. Dựa trên con số này, trừ đi 20% số xe đăng ký trong năm 2012 (do lệ phí tăng dẫn đến nhu cầu giảm) và tạm tính giá xe ôtô bình quân là 30.000 USD/xe thì Hà Nội thu thêm được từ lệ phí trước bạ khoảng 57 triệu USD, thu từ phí cấp biển gần 20 triệu USD, tổng cộng được khoảng 80 triệu USD. TP.HCM thu thêm được khoảng 24 triệu USD.

Tổng thu thêm cả 2 thàng phố trên 100 triệu USD, thấp xa so với các khoản nộp bị giảm do sản xuất ôtô giảm.

Có thể tại Hà Nội thì số thu sẽ nộp vào ngân sách thành phố sẽ tăng do không có những DN ôtô lớn đầu tư vào đây, nhưng tại những địa phương có các DN ôtô lớn đầu tư như Vĩnh Phúc, Quảng Nam, TP.HCM... thì khi các DN giảm sản lượng, đương nhiên đóng góp cho ngân sách địa phương sẽ bị giảm. Và như vậy thì ngân sách của Nhà nước tất yếu sẽ giảm theo.

Một vài bình luận cho rằng, nói tăng lệ phí trước bạ nhằm vừa tăng thu cho ngân sách, vừa giảm ôtô cá nhân là thiếu thực tế bởi khi xe cá nhân giảm thì các khoản nộp cũng giảm theo, lấy đâu ra mà tăng thu được.

Trần Thuỷ

Diễn đàn kinh tế Việt Nam

Các tin tức khác

>   ĐBSCL đưa diện tích nuôi thủy sản lên 795.000ha (19/02/2012)

>   Chính thức lập Tổng Công ty Cảng hàng không VN (18/02/2012)

>   Thị phần dệt may Trung Quốc ở châu Âu ngày càng thu hẹp (18/02/2012)

>   Giá thực phẩm hạ nhiệt, hóa mỹ phẩm rục rịch tăng (17/02/2012)

>   Nhập khẩu tôm vào Mỹ tăng 3% năm 2011 (17/02/2012)

>   Petrolimex tiết giảm chi phí kinh doanh (17/02/2012)

>   JS Group xây nhà máy sản xuất khung cửa tại VN (17/02/2012)

>   Xuất khẩu cao su: Không dễ loại bỏ tiểu ngạch (17/02/2012)

>   Lãnh đạo Vinashin lạc quan về tương lai ngành đóng tàu (17/02/2012)

>   VietnamPost tách ra khỏi VNPT từ năm 2013 (17/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật