Thứ Tư, 15/02/2012 08:56

Nhịp đập Thị trường 15/02: Cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh

(Vietstock) – Khép lại phiên giao dịch, sắc đỏ trên cả hai sàn được thu hẹp nhờ lực cầu bắt đáy gia tăng ở nửa cuối của phiên. Thanh khoản của HNX có nhích nhẹ so với phiên trước, trong khi HOSE đột biến nhờ giao dịch thỏa thuận.

Mức giảm của các ngành và các nhóm cổ phiếu cũng không quá lớn. Giảm mạnh nhất là các mã thuộc ngành ngân hàng với 2.67%, tiếp theo là khoa học công nghệ với 2.34% và chứng khoán chỉ còn giảm 1.95%.

Nhóm cổ phiếu Large Cap rút ngắn mức giảm còn 0.79%, trong khi Mid Cap vẫn rớt hơn 1.16%. Điều này làm cho chỉ số VS100 rớt 1.41%. Hai chỉ số còn lại gồm Small Cap và Micro Cap giảm nhẹ 0.71% và 0.46% cho thấy áp lực bán không còn lớn như giữa phiên.

Trở lại với diễn biến của từng sàn, VN-Index giảm 2.85 điểm, tương ứng 0.71% lùi về 397.41 điểm.

Sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng, dẫn đầu là STBPVF giảm kịch sàn, cùng với BVH (-1.82%), DPM (-1.03%), SSI (-1.96%), HPG (-1.56%)… đã tác động tiêu cực đến chỉ số VN-Index cũng như VN30.

Cụ thể, chỉ số VN30 tiếp tục rớt 4.14 điểm, tức 0.92% chốt tại 446.08 điểm, với 18 mã giảm giá, 5 mã tăng và 7 mã đứng yên.

Trong khi đó, việc VNM, SJS, OGC… tăng giá trở lại cùng với FPT, HAG, ITA, MSN, VIC, PNJ… đứng giá góp phần kìm hãm đà rơi của thị trường.

Trong khi lượng giao dịch khớp lệnh vẫn duy trì như ở các phiên trước thì giao dịch thỏa thuận lại tăng vọt với các mã KBC (gần 9.3 triệu đơn vị, giá trần), MAFPF1 (1.5 triệu đơn vị, giá trần), VIC (gần 1.9 triệu đơn vị, giá tham chiếu), ngoài ra còn có NKG, STB… tổng cộng 16.67 triệu đơn vị, nâng tổng khối lượng giao dịch toàn phiên lên 45.75 triệu đơn vị, tương đương 791.57 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch của các mã VN30 chiếm 16 triệu đơn vị, trị giá 471.24 tỷ đồng.

Khối ngoại tăng cường mua vào hơn phiên trước, với 4.44 triệu đơn vị, tập trung ở các mã ITA, OGC, VCB, SBT… hầu hết đều là các mã khởi sắc vào cuối phiên.

Đối với sàn HNX, cổ phiếu ngân hàng cũng tác động đáng kể đến đà giảm của thị trường.Theo đó, mức giảm của ACB (-3.67%), SHB (-4.17%), HBB (-6.25%) là một phần nguyên nhân khiến HNX-Index giảm 1.33 điểm, tức 2.16% lùi về 60.21 điểm.

Ngoài ra, đà sụt giảm của PVS, VCG, PVX, BVS, SHS, VND, FLC cũng tác động đáng kể đến thị trường. Toàn sàn có 153 mã giảm, thì có 46 mã rớt sàn. Còn lại là 76 mã tăng và 165 mã đứng yên.

Thanh khoản tăng nhẹ so với phiên trước, đạt gần 36 triệu đơn vị, tương đương 309.81 tỷ đồng.

Như vậy, tính chung hai sàn, thanh khoản lần nữa đã vượt 1,000 tỷ đồng.

Khối ngoại bất ngờ gom mạnh KLS với khối lượng gần 1.36 triệu đơn vị, nâng lượng mua vào toàn sàn lên 2.36 triệu đơn vị, tương đương 22.3 tỷ đồng và lượng bán ra là 863 ngàn đơn vị, trị giá 9.28 tỷ đồng, kém xa lượng mua.

10h10: Sắc đỏ chiếm áp đảo

Gần như toàn thị trường chìm ngập trong sắc đỏ từ sau 10h00. Đặc biệt với sự rớt giá của hầu hết các mã bluechips khiến các chỉ số đua nhau giảm điểm mạnh.

Thị trường chứng kiến sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu thuộc các ngành ngân hàng (-2.8%), chứng khoán (-2.45%), bảo hiểm (-2.42%), khoa học công nghệ (-2.34%) và xây dựng (-2.04%)…

Những mã chủ chốt trên cả hai sàn hầu hết đều thuộc các ngành này như BVH, MSN, VIC, VNM, SSI, VCB, CTG, EIB… tại HOSE cùng các mã HBB,  VND, KLS, PVX, SHB, WSS, BVS, VCG… tại HNX. Điều này làm cho VN-Index giảm đến 5.59 điểm lúc 10h10, tương đương 1.4% lùi về 394.67 điểm.

Các mã này đều thuộc nhóm VN30 nên chỉ số này giảm khá sâu với 6.41 điểm, tức 1.42% xuống còn 443.81 điểm, tức thấp hơn nhiều so với mức tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên.

Giao dịch cải thiện với 24 triệu đơn vị, tương đương 438.8 tỷ đồng. Trong đó, VN30 chiếm 315 tỷ đồng, ứng với 11.3 triệu đơn vị.

HNX-Index mất ngưỡng 60 điểm lùi về 59.9 điểm, khi giảm 1.64 điểm, tức khoảng 2.66% so với tham chiếu.

HBB, SHN, KSD… là những mã bị bán tháo khá mạnh, tuy nhiên chỉ có lực cầu bắt đáy của HBB khá mạnh nên thanh khoản tăng lên 3 triệu đơn vị, dẫn đầu toàn sàn. Tiếp theo là KLS với gần 2.5 triệu đơn vị, PVX xấp xỉ 2 triệu đơn vị…

Tính chung toàn sàn có 24.5 triệu đơn vị, trị giá 196 tỷ đồng.

Cổ phiếu mới chào sàn là AMC tăng hết biên độ 30% lên 12,600 đồng/cp.

9h45: Hai sàn tăng tốc… giảm điểm

Thị trường có xu hướng giảm ngày càng mạnh theo đà đi xuống của các mã cổ phiếu chủ chốt trên cả hai sàn. Thanh khoản tăng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các phiên trước cho thấy nhà đầu tư đang rất thận trọng khi quyết định giải ngân.

Thị trường có hai luồng ý kiến cho rằng các nhà đầu tư lớn đã đánh lên ở phiên trước nhằm xả hàng ở phiên này, và quan điểm khác lại suy đoán “cá mập” đang đánh xuống để gom hàng. Tuy nhiên, cả hai ý kiến đều chưa được thực tế kiểm chứng.

Tính đến 9h45, sự rớt giá của các mã chủ chốt gồm VIC, BVH, ACB, EIB, đặc biệt là STB giảm kịch sàn khiến hai chỉ số VN-Index và HNX-Index giảm khá mạnh.

Thống kê tại HOSE có 112 mã giảm, trong đó 27 mã giảm kịch sàn làm cho VN-Index mất 3.9 đểm, tức 0.97% xuống 396.36 điểm.

Thanh khoản tăng lên 16.31 triệu đơn vị, trị giá 344 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch của các mã trong VN30 chiếm 7.9 triệu đơn vị, tương đương 257.66 tỷ đồng.

Sự sụt giảm của đa số các mã nên VN30 mất đến 5.14 điểm, tương ứng 1.14% giảm về mức 445.08 điểm.

Điểm đặc biệt của thị trường là PXL vẫn tăng kịch trần và giao dịch đứng đầu với hơn 1.33 triệu đơn vị. SJS cũng bất ngờ làm cuộc “cách mạng” khi đảo chiều tăng trần dư bán trống trơn.

Trong khi đó, HNX-Index giảm mạnh 1.03 điểm, tức 1.67% lùi về 60.51 điểm khi đa số mã vốn hóa lớn của sàn này đều giảm, tổng cộng 104 mã, với các đại diện như HBB, VND, PVX, SHB, SHN, WSS, BVS… Giao dịch chựng lại, với 15.35 triệu đơn vị, trị giá 128.34 tỷ đồng.

Biến động thị trường lúc 9h45. Nguồn: VietstockFinance

9h15: Chỉ số lình xình, thanh khoản vẫn tăng

Trong 30 phút đầu của đợt khớp lệnh liên tục, giao dịch diễn ra lình xình, mức giảm của thị trường cũng không quá lớn. Tuy nhiên, với sự đảo chiều tăng giá nhẹ của VIC, chỉ số VN-Index chuyển sang sắc xanh và lấy lại ngưỡng 400 điểm.

Theo đó, tính đến 9h15, VN-Index bất ngờ tăng 0.39 điểm, tức 0.1% lên 400.65 điểm.

Giao dịch tăng lên gần 9 triệu đơn vị, trị giá 240 tỷ đồng. PXL có tốc độ giao dịch tăng mạnh với hơn 1.11 triệu đơn vị chuyển nhượng, giá cổ phiếu này tăng trần từ đầu phiên với lực cầu áp đảo.

JVC cũng tăng hết biên độ, và giao dịch khá sôi động sau khi có tin Quỹ đầu tư của Nhật sẽ mua 31% vốn của công ty này.

Cùng lúc này, các mã VN30 phân hóa mạnh, một số mã giảm giá mà dẫn đầu là việc giảm kịch sàn của STB với dư mua luôn trống, ngoài ra còn một vài mã giảm như CTG, IJC, KDC, KDH, OGC, PVF, SSI… Điều này rút ngắn mức giảm của chỉ số VN30 còn 1.06 điểm, tức chỉ còn 0.24% so với tham chiếu.

Sàn Hà Nội lúc này vẫn giảm tuy nhiên mức giảm đã co hẹp hơn với 0.34 điểm, tức 0.55% so với tham chiếu. Giao dịch toàn sàn đạt 7.8 triệu đơn vị, tương ứng 63.74 tỷ đồng.

Toàn sàn có 63 mã tăng, 67 giảm và 266 đứng giá.

Mở cửa: Thận trọng đầu phiên, hai sàn cùng giảm nhẹ

HNX-Index quay đầu giảm trong những phút mở cửa sáng nay (15/02) bất chấp lượng cổ phiếu tăng giá chiếm đa số so với các mã giảm. VN-Index cũng có diễn biến tương tự khi VIC và STB có mức giảm khá mạnh.

Trong các mã giảm giá ở HNX có nhiều mã cổ phiếu chủ chốt như VND, WSS, PVX, HBB, SHB, ACB… đã tác động mạnh đến chỉ số HNX-Index.

Sau 15 phút mở cửa, chỉ số giảm 0.45 điểm, tức 0.73% so với tham chiếu và lùi về 61.09 điểm.

Toàn sàn có 62 mã tăng giá, 34 mã giảm và 300 mã ở mức tham chiếu, hoặc chưa có giao dịch.

Khối lượng toàn sàn đạt khoảng 2.2 triệu đơn vị, tương đương 15.85 tỷ đồng.

Một số mã vẫn tăng kịch trần như SDJ, SFN, S27, VC7, TLT…

Ở sàn HOSE, việc STB tiếp tục giảm sàn và VIC mất 2.61% cùng một số bluechips khác cũng giảm như CTG, IJC, OGC, PNJ, PVF… khiến VN-Index mất 1.65 điểm, tức 0.41% lùi về 398.61 điểm.

Sự sụt giảm của khá nhiều bluechips cũng làm VN30 giảm đáng kể với 3.35 điểm, tương ứng 0.74% xuống còn 446.87 điểm.

Giao dịch toàn sàn lúc này đạt 2.15 triệu đơn vị, tương đương 32 tỷ đồng. STB có giao dịch nhiều nhất với gần 500 ngàn đơn vị, tiếp theo là PXL, JVC, SSI và VCB.

Nhìn chung toàn thị trường, nhóm VS100 giảm 0.65%, nhóm Large Cap mất 0.79%, Mid Cap giảm nhẹ 0.05% trong khi hai nhóm còn lại là Small Cap và Micro Cap tăng lần lượt 0.08% và 0.35%.

Mùa báo cáo tài chính năm 2011 cũng như Đại hội đồng cổ đông thường niên của các doanh nghiệp đại chúng đã đến, Vietstock kính mời các nhà đầu tư và bạn đọc tham gia viết bài chia sẻ cùng cộng đồng về các đề tài sau:

-         Những vấn đề nổi cộm, những con số đáng lưu ý trong kết quả kinh doanh trước và sau kiểm toán 2011 của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp hay theo ngành

-         Những bất cập, trăn trở của cổ đông, những vấn đề nóng hay góc khuất, câu chuyện vui buồn trong mùa Đại hội, về kết quả kinh doanh hay kế hoạch của doanh nghiệp

-         Những khoảnh khắc hay gương lãnh đạo doanh nghiệp gây ấn tượng trong mùa Đại hội

Khuyến khích bài viết gửi kèm hình ảnh minh hoạ.

Những bài viết được đăng trên Vietstock.vn sẽ được trả nhuận bút.

Bài viết gửi về cho Ban Biên tập theo địa chỉ email sau: info@vietstock.vn.

Vui lòng gửi kèm thêm Họ tên – Địa chỉ - Số điện thoại – Email để chúng tôi tiện liên lạc và trao đổi.

Viết Vinh

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 15/02: Đập tan nghi ngại? (14/02/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 14/02: BĐS, chứng khoán và “họ” dầu khí nâng thị trường (14/02/2012)

>   Vietstock Daily 14/02: Trụ vững tại vùng 375 - 395 điểm của VN-Index? (13/02/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 13/02: Dòng tiền tháo chạy trước lo ngại giảm sâu (13/02/2012)

>   Vietstock Weekly 13 – 17/02: Dòng tiền đầu cơ tiếp tục được ”nuôi dưỡng”? (11/02/2012)

>   Chứng khoán Tuần 06 – 10/02: Cổ phiếu ngân hàng & hiện tượng chốt lời (10/02/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 10/02: Bên bán quá đà, hai sàn giảm sâu (10/02/2012)

>   Vietstock Daily 10/02: Chưa thoát khỏi giai đoạn nhạy cảm (09/02/2012)

>   Nhịp đập Thị trường 09/02: Mặt bằng giá mới sẽ thiết lập? (09/02/2012)

>   Vietstock Daily: Nhận định thị trường chứng khoán ngày 09/02 (08/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật